Hiện nay, quản lý các kênh bán phòng là một trong những điều quan trọng nhất mà các khách sạn quan tâm và theo dõi rất sát sao. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, thời gian khác nhau mà khách sạn sẽ có từng chiến lược cụ thể và rõ ràng về chiến lược bán phòng trực tiếp. Nhiều khách sạn thường ưu ái các chiến lược bán phòng trực tiếp hơn qua các kênh OTA vì mang lại nguồn thu lớn hơn và tỷ lệ hủy phòng thấp.
Vậy Làm thế nào để tăng lượng đặt phòng qua các kênh bán phòng trực tiếp ? Cùng Hanami Hotel Danang tìm hiểu nhé!
Vì sao phải chú ý đến bán phòng trực tiếp?
Có rất nhiều lý do để khách sạn chọn bán phòng trực tiếp là ưu tiên hàng đầu và luôn luôn có kế hoạch thu hút khách hàng. OTA tuy được nhiều khách hành lựa chọn và là nguồn thu chính của nhiều khách sạn. Thế nhưng, OTA khó có thể giúp khách sạn tối ưu doanh thu. Vậy bán phòng trực tiếp mang lại những lợi ích gì?
Hoa hồng khi đặt phòng
Một trong những lý do chính khiến doanh thu đặt phòng trực tiếp luôn cao hơn OTA là vì không mất phí hoa hồng. Khi khách sạn phụ thuộc vào các kênh OTA, đồng nghĩa với việc khách sạn phải chia hoa hồng cho các kênh này khi khách hàng đặt phòng.
Hoa hồng dao động từ 3% đối vơi Airbnb hoặc một số kênh lấy đến tới 20%. Vì vậy, bán phòng trực tiếp là một nơi hiệu quả để khách sạn không mất phí hoa hồng và tối đa hóa doanh thu.
Khách hàng trung thành
Khi khách hàng đặt phòng trực tiếp, quản lý khách sạn có thể kiểm soát được toàn bộ quá trình đặt phòng, kiểm tra tình trạnh hủy phòng hay phòng trống của toàn bộ khách sạn. Còn với OTA, các kênh này thường kiểm soát thông tin và thao tác của khách hàng trước khi đơn đặt hàng đó đến tay khách sạn.
Chỉ khi khách hàng đặt phòng trực tiếp từ khách sạn thì họ mới có thể tiếp nhận được thông tin về phòng ở khách sạn và xem trực tiếp không phải qua hình ảnh. Điều này cho phép khách sạn có thể gửi các thông tin về khách sạn và tin nhắn cho khách hàng.
Đây là điều rất có lợi cho khách hàng vì họ sẽ tính toán chính xác được doanh thu và điểm đến của khách hàng để tính toán chính xác doanh thu và điểm đến của khách hàng để sử dụng vào mục đích kinh doanh hơn là đợi thông tin từ các kênh OTA.
Chủ khách sạn hoặc người quản lý có thể đưa ra các thông tin lý thú và các lời khuyên cho các chuyến du lịch của khách hàng một cách tốt nhất. Một kênh OTA có thể đề nghị những gợi ý dựa trên địa điểm và dữ liệu hình ảnh đơn giản, nhưng chủ khách sạn có thể đưa ra những thông tin về địa điểm cho khách hàng một cách chi tiết và cụ thể nhất.
Với thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, rất nhiều người đang là những khách hàng trung thành của các kênh OTA. Đối với các khách hàng trung thành, thường sẽ có những ưu đã và các mức giá riêng. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên khi khách hàng quay lại sử dụng các kênh OTA khi muốn đặt phòng.
Các kênh OTA luôn có những chiến dịch marketing lớn và ồ ạt để đạt được mục tiêu trong quá trình đặt phòng. Một khách sạn độc lập thường không có thời gian và nguồn lực để tổ chức những chiến dịch marketing như vậy, nhưng chủ khách sạn cho thể dễ dàng sử dụng các website, bài viết trên blog và những hoạt động truyền thông để làm tăng khả năng cạnh tranh của các kênh online khách sạn sở hữu.
Làm thế nào để tăng lượng đặt phòng qua các kênh bán phòng trực tiếp?
Internet là công cụ rất mạnh và có hiệu quả lớn trong việc tìm kiếm khách hàng. Website khách sạn cần được thiết kế bắt mắt và quan trọng để dễ dàng sử dụng, cùng với đó là kết nối với những trang web cung cấp thông tin cho khách hàng về nhà hàng, địa điểm, …
Sử dụng quảng cáo Retargeting
Quảng cáo Retargeting là một trong những chiến thuật marketing được các kênh OTA quan tâm và sử dụng rất nhiều. Vì vậy hãy tạo ra những chiến dịch quảng cáo Retargeting mang tính cạnh tranh. Một số công ty quảng cáo cho rằng, khách sạn có thể theo dõi khách hàng của mình trên trang web.
Hãy cài đặt một số dòng code để website có thể theo dõi được những người đã ghé thăm website của khách sạn. Sau đó quảng cáo website khách sạn sẽ hiển thị trên màn hình của những người đã truy cập vào khách sạn của bạn để họ luôn nhìn thấy quảng cáo khách sạn.
Các quảng cáo này giúp tăng lượng bán phòng trực tiếp vì chúng dẫn link đến trang web của khách sạn. Chắc hẳn không ai muốn khách hàng của mình ghé thăm website sau đó lại đặt phòng qua các kênh OTA. Vì vậy, bạn nên chắc chắn rằng khách hàng sẽ đặt phòng qua các kênh Website của khách sạn với các đề nghị trực tiếp và hấp dẫn hơn, quảng cáo Retargeting sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó.
Tạo website khách sạn có giao diện đẹp và dễ dàng sử dụng
Không quan trọng là nơi khách hàng muốn đến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng,… mà phải chắc chắn rằng họ sẽ có một trải nghiệm thú vị với trang web của khách sạn. Điều đó có nghĩa là khách sạn của bạn phải đẹp, giao diện thân thiện với khách hàng, tốc độ truy cập Internet cao,… để khách hàng có một cái nhìn thiện cảm về khách sạn. Đừng quên đề cập đến các thông tin quan trọng như loại, giá phòng, cơ sở vật chất của khách sạn, … và quan trọng nhất là nút đặt phòng.
Luôn update những bài viết có nội dung liên quan đến du lịch, thông tin địa phương để thu hút khách hàng ghé thăm website khách sạn. Các công cụ tìm kiếm được ưu tiên như Google và nhiều kênh khác cần được update thường xuyên. Nội dung trên blog cũng giúp thuyết phục khách hàng đặt phòng ở khách sạn của bạn. Nội dung bài biết trên blog cần chứa các hình ảnh có liên quan đến bài viết để người đọc dễ hiểu và dễ dàng để lại ấn tượng với khách hàng.
Bán phòng trực tiếp là một trong những cách đơn giản và có thể tối đa hóa doanh thu khách sạn, giúp mang lại hiệu quả về doanh thu cũng như lợi nhuận cho khách sạn. Hy vọng bài viết Làm thế nào để tăng lượng đặt phòng qua các kênh bán phòng trực tiếp ? của Hanami có thể giúp bạn giải quyết những khúc mắc của bạn. Hẹn gặp lại qua các bài vết sau.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả