Chắc hẳn ai biết event được coi là một trong những công cụ hỗ trợ hiệu quả và đắc lực nhất trong hoạt động marketing. Đây là một trong những hoạt động được biết đến nhiều và được nhiều doanh nghiệp dử dụng để cải thiện và phát triển tình hình kinh doanh của mình. Vậy Event Marketing là gì? Hãy cùng Hanami Hotel Danang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Event là gì?
Event hay sự kiện hoạt động tổ chức có nhiều người tham gia trong một địa điểm và một thời gian nhất định hoặc được tổ chức trực tuyến tùy theo yêu cầu và mục đích cửa sự kiện. Phần lớn các doanh nghiệp áp dụng event trong các hoạt động quảng bá và tổ chức sự kiện marketing vì đây là cách có tác dụng nhất giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và nổi bật hơn đối thủ vì có tính tương tác cao.
Event Marketing là gì?
Khác với Blog marketing , event Marketing là việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu hoặc dịch vụ thông qua các tương tác ảo hoặc trực tiếp. Có rất nhiều hình thức marketing khác nhau và mỗi hình thức đều phụ thuộc vào những mục tiêu khác nhau của từng doanh nghiệp. Xu hướng mới nhất trong 2023 là các sự kiện event marketing thay vì triển khai các hoạt động truyền thống thì sang kỹ thuật số hoặc thực tế ảo.
Xem thêm về thực tế ảo tại đây.
Không giống như phương thức truyền thống quảng cáo và tiếp thị truyền thống, nhắm đến hàng triệu người dùng cùng với các thông tin đại chúng, đài phát thanh hoặc các banner quảng cáo. Event Marketing sẽ nhắm thẳng vào các cá nhân hoặc nhóm cụ thể tại các đại điểm cụ thể với mục đích tạo ra ấn tượng cá nhân riêng biệt.
Event Marketing được gọi là một chiến lược quảng bá liên quan trực tiếp đến việc tiếp xúc giữa các thương hiệu và đối tượng khách hàng của họ tại các sự kiện như hội nghị, triển lãm hoặc là các hội thảo. Mỗi sự kiện khác nhau, mang tính chất khác nhau, có khán giả khác nhau, văn hóa khác nhau và nội dung khác nhau. Chính vì vậy, nó xứng đáng được tiếp thị theo cách của riêng mình.
Hiện nay, event marketing ngày càng phổ biến vì nó cho phép tất các công ty kết nối với các đối tượng mục tiêu cá nhân hơn. Bên cạnh đó, event marketing cũng là một trong những cách tuyệt vời để xây dựng và phát triển các mối quan hệ và tạo ra một tệp khách hàng tiềm năng. Mặc dù đây là phương pháp miễn phí nhưng lợi ích nó mang lại thường cao hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra.
Những doanh nghiệp nào nên sử dụng Event Marketing?
Nếu một doanh nghiệp có thể tìm kiếm và xác định đối tượng khác hàng mục tiêu của mình thì họ có thể có cách để tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình thông qua Event Marketing. Ví dụ như một công ty bán các mặt hàng về mỹ phẩm thì họ có thể tiếp thị các sản phẩm đó tại các trường đại học. Nếu họ bán các sản phẩm thực phẩm chức năng thì có thể quảng bá tại các hội nghị liên quan đến sức khỏe.
Bất kỳ một công ty nào cung cấp sản phẩm đều có thể cung cấp hàng mẫu, hàng dùng thử miễn là không vi phạm pháp luật. Một số đơn vị không thể cung cấp dưới dạng nguyên mẫu thì có thể phát hành các mẫu sample để khách hàng dùng thử và đánh giá.
Event Marketing không thể thay thế Marketing cộng đồng hoặc Marketing truyền thống nhưng phải là một trong những chiến lược hữu ích, bổ sung cho cả hai.
3 hình thức Event Marketing thường gặp hiện nay
Event của khách hàng
Event khách hàng thường là các buổi giới thiệu về sẩn phẩm mới hoặc giới thiệu sản phẩm mới. Đây được coi là hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp, Để tạo ra một sự kiện marketing tốt nhất cần có các hình thức truyền thông quảng cáo và tiếp thị khác nhau như khuyến mại, chơi trò chơi, tặng quà cho khách hàng,… từ đó giúp hoạt động marketing diễn ra trôi chảy và hiệu quả.
Event của doanh nghiệp
Event Marketing ở doanh nghiệp thường nhắm đến hội thảo, hội nghị, lễ khai trương,… Những sự kiện này đa phần sẽ mang tính chất nội bộ trong doanh nghiệp nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc quảng bá nhãn hiệu và nhận được sự quan tâm lớn từ phía khách hàng.
Event phi lợi nhuận
Loại event này chủ yếu chỉ những sự kiện có mục tiêu từ thiện, quyên góp quỹ, có thể là lễ hội, làm khơi dậy lòng hảo tâm từ những người tham gia. Festival cũng là một ngày thường được tạo ra để quảng bá thương hiệu hoặc địa phương đó.
Cách chọn mục tiêu chiến lược cho hạt động Event Marketing
khi thiết lập một mục tiêu cụ thể để triển khai hiệu quả các hoạt động Event Marketing, cần chắc chắn rằng các mục tiêu bạn lựa chọn là các mục tiêu thông minh. Nếu đạt được các mục tiêu đem lại hiệu quả cao thì doanh nghiệp sẽ thành công ở chiến dịch đó.
Và ngược lại, nếu mục tiêu quá thấp, không có gì để đánh giá thì bạn sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Nếu mục tiêu quá cao thì rất dễ tạo ra cảm giác hụt hẫng. Tham khảo ngay 5 mục tiêu mà Hanami đưa ra ngay sau đây:
Measurable ( Mục tiêu đo lường được)
Đây là mục tiêu phải gắn liền với con số. Các mục tiêu cụ thể hiệu quả hơn khi chúng được định lượng và có thể đo lường được. Tiêu chí “có thể đo lường” sẽ giúp theo dõi và định lượng tiến trình mục tiêu của bạn, sau đó bạn có thể đo lường tác động trực tiếp của chúng. Để xác định được mục tiêu có thể đo lường, hãy tự động đặt câu hỏi: “Số liệu nào sẽ được sử dụng để xác định mục tiêu đã hoàn thành”.
Specific (Mục tiêu cụ thể)
Khi đặt mục tiêu trong một sự kiện, hãy nghĩ và nói ra những gì mà bạn muốn hoàn thành. Mục tiêu càng rõ ràng, bạn có thể càng dễ dàng đạt được. Mô hình “5W1H” sẽ giúp mục tiêu cụ thể của bạn đạt được dễ dàng hơn.
- What (Điều gì) – Hãy nghĩ chính xác về những gì chúng ta đang cố gắng làm
- Who (Ai) – Cân nhắc xem ai cần tham gia để đạt được mục tiêu
- When (Khi nào) – Đặt khung thời gian hoàn thành
- Where (Ở đâu) – Xác định vị trí hoặc sự kiện có liên quan
- Why (Tại sao) – Lý do cho mục tiêu là gì?
Attainable (Mục tiêu có thể đạt được)
Bạn nên đảm bảo mình đã đạt ra những mục tiêu có thể đạt được mà không phải những mục tiêu quá xa vời để rồi phải thất vọng. Phải đảm bảo đặt ra những mục tiêu ngang sức và bạn có thể quyết tâm đạt được nó.
Time-Bound (Giới hạn thời gian cụ thể)
Khi đặt ra các mục tiêu cần có thời gian cụ thể. Thời gian sẽ vừa là cột mốc cho mục tiêu, vừa được coi là động lực thúc đẩy mọi người hoàn thành nó. Nếu không có thời hạn, khả năng mục tiêu không đạt được là điều hoàn toàn hiển nhiên. Vì vậy, việc xác định thời hạn hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình thiết lập mục tiêu. Thời hạn quá xa so với mức cần thiết sẽ khiến người thực hiện trở nên ì ạch, chậm trễ, nhưng nếu thời hạn quá ngắn sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình thực hiện mục tiêu.
Relevant (Giới hạn thời gian cụ thể)
Có những mục tiêu được đặt ra tuy rất khả thi, đo lường được hoặc rất cụ thể nhưng nếu không có tính thực tế cao cũng sẽ gây lãng phí nguồn lực của cá nhân, tổ chức. Tính hiện thực ở đây sẽ được phản ánh trong kết quả mục tiêu mang lại tại một thời điểm và bối cảnh nhất định.
Các tiêu chí đo lường mức độ hiệu quả của một chiến lược event marketing là gì?
Số lượng đăng ký
Bạn nên theo dõi và đo lường:
- Số lượng đăng ký sự kiện
- Các nguồn đăng ký chính
- Thời gian đăng ký cao điểm xảy ra
Các chỉ số đăng ký giúp bạn đo lường sự thành công Event Marketing của mình vì nó sẽ giúp bạn biết các chiến dịch của bạn có sức hút đối với các đối tượng khách hàng mục tiêu hay không. Bạn cũng nên đánh giá từ tỷ lệ chuyển đổi từ từng nguồn đăng ký sự kiện, cho dù đó là email hay mạng xã hội. Số người đăng ký là tiêu chí quan trọng nhất cho sự kiện thành công của một Event Marketing.
Cuối cùng, một sự kiện thành công sẽ dựa vào người thâm dự và doanh thu. Hãy xem xét ở mốc thời gian thu về mức đăng ký cao nhất, sau đó xác định xem tại thời điểm đó người đăng ký có bị tác động bởi bất kỳ chiến dịch giảm giá hay quảng cáo nào đã khởi động trước đó hay không.
Khảo sát sự kiện
Trước sự kiện: Gửi thông tin, các bản khảo sát trước sự kiện để tìm ra những diễn giả và những tiết mục mà mọi người hào hứng muốn xem nhất. Bạn cũng có thể khảo sát những người sẽ tham gia sự kiện để khảo sát về món ăn mà họ yêu thích, đồ uống sẽ phục vụ, một số lựa chọn giải trí và hoạt động.
Tại sự kiện: Sử dụng một số các cuộc khảo sát trong sự kiện của bạn để biết thêm những thông tin chi tiết về những gì đang hoạt động và cần cải thiện. Như vậy, bạn có thể nhanh chóng cải thiện được những điểm mà khách hàng không hài lòng và thực hiện thay đổi.
Sau sự kiện: Hãy gửi một bản khảo sau khi sự kiện kết thúc để biết thêm những phản hồi của những người tham dự, có thêm thu thập ý kiến về những phần đã làm tốt, phần chưa làm tốt để những sự kiện tương lai sau này trở nên tốt hơn.
Đóng góp của người dùng (ảo)
Hãy theo dõi mức độ tương tác, đóng góp của người dùng cho các nền tảng quản lý sự kiện giúp bạn có thêm thông tin về mức độ tương tác của sự kiện bằng cách cung cấp số liệu về lượt chia sẻ, lượt thích, nhận xét, bài đăng trên mạng xã hội; tin nhắn cá nhân và nhóm; và thậm chí cả dữ liệu về các cuộc trò chuyện, cuộc thăm dò ý kiến và các phiên hỏi đáp của người tham dự.
Sự hài lòng của người tham sự sự kiện
Dud tiêu chí của một sự kiện là khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung là làm hài lòng cho tất cả những người tham dự. Một điều cần lưu ý là phải xác định sự hài lòng của khách hàng được xác định như thế nào.
Hãy tạo ra một cuộc khảo sát nhỏ đối với những người tham dự sự kiện để đo lường mức độ hài lòng. Cần phải đảm bảo rằng các câu hỏi trong cuộc khảo sát sẽ có đủ chất lượng để đưa ra các số liệu cụ thể có thể đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với sự kiện.
Mức độ tương tác của người tham dự
Việc đo lường mức độ tương tác của những người tham dự trực tiếp và ảo của bạn cung cấp KPI chính để xem liệu các phiên sự kiện, cơ hội kết nối và các hoạt động khác có phù hợp với khách tham dự sự kiện của bạn hay không.
Khi đo lường mức độ tương tác, nó phải bao gồm tương tác trên mạng xã hội và tương tác trực tiếp tại sự kiện. Bên cạnh đó, cũng cần theo dõi mức độ tương tác của đối tượng mục tiêu trước, trong và sau sự kiện để biết khi nào thì tương tác cao nhất và khi nào thì giảm.
Bạn có thể đo lường mức độ tương tác bằng cách thống kê số lượng câu hỏi mà người tham dự quan tâm và đặt ra, ý kiến nào được số đông đề cập, bao nhiêu người kết nối các hoạt động có trong sự kiện, hoặc đơn giản là có bao nhiêu người biết về sự kiện và bày tỏ sự quan tâm khi nó thu hút họ.
Tổng doanh thu
Nếu một sự kiện có bán vé và thu lợi nhuận thì tổng doanh thu là một trong những tiêu chí rất quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến sự thành công của một sự kiện.
Đây cũng là một trong những chỉ số cần tìm hiểu sâu hơn vì tổng doanh thu có thể tiết lộ một số thông tin rất quan trọng như: vé được bán trong thời gian là bao lâu, doanh thu bán vé là bao nhiêu, khách hàng thích sản phẩm nào nhất,… Từ đó, bạn sẽ có hướng điều chỉnh các chiến lược của mình để phù hợp với các thị hiếu chung.
Sự hài lòng của nhà tài trợ
Các nhà tài trợ đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho tất cả các loại sự kiện và đổi lại, họ có được những khách hàng tiềm năng có giá trị và tăng nhận thức về thương hiệu cũng như doanh thu. Nhưng để giữ các nhà tài trợ quay trở lại năm này qua năm khác, bạn cần cung cấp bằng chứng hữu hình rằng việc tài trợ cho sự kiện của bạn xứng đáng với khoản đầu tư của họ.
Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi mô tả phần trăm người dùng thường được thực hiện một hành động cụ thể sau khi vào website của bạn. Ví dụ như 100 người đọc một bài đọc trên website của bạn và có 1o người yêu cầu thêm về thông tin sản phẩm thì tỷ lệ là 10%.
Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện bán hàng
Nếu mục tiêu chính của sự kiện liên quan đến việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho nhóm bán hàng của bạn thì bạn cần phải theo dõi KPI này. SQL là nhóm khách hàng tiềm năng của bạn đã trở thành nhóm khách hàng tiềm năng.
Đảm bảo hợp tác chặt chẽ với bộ phận bán hàng để xác định các tiêu chí cho SQL trước khi phân loại người tham dự của bạn và chuyển giao họ để theo dõi.
Đừng bỏ qua KPI tiếp thị sự kiện này, vì nó có thể tạo ra rất nhiều doanh thu mới cho doanh nghiệp của bạn.
Những lưu ý quan trọng để tổ chức Event Marketing thành công
- Lựa chọn địa điểm sự kiện phù hợp: Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện cho công ty cần đảm bảo các yếu tố như địa điểm gần mọi người nhất, giao thông đi lại thuận tiện. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và giúp bạn giảm thiểu chi phí.
- Lồng ghép khéo léo nội dung bán hàng trong sự kiện: Khi tổ chức một sự kiện, bạn cần đảm bảo rằng sự kiện của bạn không mang tính chất quảng cáo quá mức. Thay vào đó, bạn nên khéo léo lồng ghép nội dung quảng bá thương hiệu trong nội dung sự kiện để tránh gây phản cảm cho người tham dự. Hãy làm cho nội dung quảng cáo của bạn ngắn gọn và tinh tế.
- Tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện khi tổ chức: Lên ý tưởng, lên kế hoạch chi tiết, đúng hướng từ khâu chăm sóc khách hàng, chọn địa điểm, chọn đồ ăn thức uống, tổ chức nhân sự phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm phần lớn chi phí nhưng vẫn đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng.
- Kêu gọi và tận dụng sự tài trợ từ các đối tác: Việc kêu gọi đầu tư từ đối tác giúp bạn tiết kiệm phần lớn chi phí khi tổ chức sự kiện lớn. Hãy cùng mở rộng mối quan hệ và thắt chặt mối quan hệ với các đối tác để tạo thiện cảm và sự gắn bó giữa hai bên.
- Đưa ra nhiều ưu đãi và quà tặng hấp dẫn: Tạo ra các ưu đãi và quà tặng cho người tham dự sự kiện sẽ giúp kích thích người tham dự và mang lại sự trang trọng cho sự kiện. Bạn có thể tham khảo một số quà tặng như móc khóa, quà tặng nhỏ hay voucher khuyến mãi,…
- Đổi mới nội dung và kết hợp nhiều hình thức tổ chức sự kiện: Khi xây dựng nội dung sự kiện, hãy đảm bảo rằng nội dung đó phải mới mẻ và không gây nhàm chán. Việc không ngừng cập nhật những xu hướng mới để đưa vào sự kiện sẽ tạo nên sự bất ngờ và mang đến trải nghiệm mới cho người tham dự và tạo thêm hứng thú cho người tham gia trong những sự kiện tiếp theo.
Hy vọng những thông tin về Event Marketing là gì? của Hanami sẽ giúp bạn có thêm những thông tin, kiến thức bổ ích và sẽ có những lựa chọn thích hợp trong kinh doanh doanh nghiệp của mình. Hẹn gặp lại qua các bài viết tiếp theo!
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả