Doorman Là Gì? 5 Điều Cần Biết Về Công Việc Doorman - HanamiHotel.Com

Doorman là gì? 5 Điều cần biết về công việc Doorman

Nếu không phải là dân trong ngành thì chắc hẳn mọi người sẽ rất xa lạ với cụm từ doorman này. Thông thường khi chúng ta đến những khách sạn hay cửa hàng lớn sẽ bắt gặp những nhân viên mặc đồng phục đứng tại cửa sảnh lớn chào đón niềm nở và mở cửa giúp khách hàng và những nhân viên này có gọi là doorman. Vậy liệu có ai thắc mắc rằng doorman là gì? Và những công việc liên quan đến doorman không? Hãy cùng Hanami đi tìm hiểu những thông tin về nhân vật này nhé.

Doorman là gì
Doorman là gì? Những điều cần biết về doorman

Doorman là gì?

Doorman là thuật ngữ dùng để chỉ những nhân viên thường xuyên túc trực ở lối ra vào khách sạn. Nhiệm vụ chính của những nhân viên đó là mở và đóng cửa mỗi khi khách ra vào khách sạn. Doorman sẽ làm việc dưới sự chỉ đạo của bộ phận lễ tân khách sạn.

Doorman là gì
Doorman là gì?

Ở nước ta hiện nay nghề này chưa phát triển nhiều nên đôi khi nó được hiểu nhầm là nghề lễ tân. Tuy nhiên, nhiều khách sạn cao cấp đã thành lập đội ngũ gác cửa vô cùng chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng cũng như bộ mặt của khách sạn.

Doorman đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng đầu tiên về khách sạn. Họ là những người đại diện cho hình ảnh thương hiệu của khách sạn nên phải có vẻ ngoài lịch sự, tác phong chuyên nghiệp và thái độ nhiệt tình, niềm nở. Doorman là một công việc có mức lương khá cao, đặc biệt là ở những khách sạn 5 sao cao cấp. Đây sẽ là một cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những người yêu thích công việc dịch vụ và muốn làm việc trong môi trường được giao tiếp với nhiều người.

Doorman và Bellman có giống nhau không?

Nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm Bellman và Doorman. Tuy nhiên, tại khách sạn, 2 vị trí này hoàn toàn tách biệt và hoạt động độc lập. Nếu nhân viên Doorman là người gác cửa thì công việc chính của nhân viên Bellman là giúp khách vận chuyển hành lý cẩn thận, đảm bảo không bị thất lạc, hư hỏng.

Doorman là gì
Sự khác biệt giữa Doorman và Bellman

Mặc dù đều là những công việc liên quan đến dịch vụ có chung mục tiêu là làm hài lòng khách hàng và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tuyển doorman chỉ xảy ra ở những khách sạn, resort quy mô lớn đạt chuẩn quốc tế, cần tối ưu chất lượng dịch vụ phục vụ khách. Còn ở các khách sạn quy mô nhỏ hơn, bellman sẽ kiêm những công việc của doorman. 

Doorman làm những công việc gì?

Để hiểu rõ hơn về ngành nghề này, bạn cần phải tìm hiểu xem những công việc cần làm của một nhân viên doorman là gì. Hãy theo chân Hanami cùng đi tìm hiểu nhé.

Doorman là gì
Những công việc của Doorman

Chào đón khách hàng

  • Nhanh chóng di chuyển đến bãi đậu xe trước cửa khách sạn để mở cửa xe và hỗ trợ khách 
  • Cười thân thiện và cúi đầu lịch sự chào đón khách đến khách sạn 
  • Hỗ trợ khách di chuyển hành lý vào bên trong 
  • Hướng dẫn khách đến quầy lễ tân để nhận phòng hoặc sử dụng dịch vụ của khách sạn
  • Chào và chúc khách mỗi khi ra vào theo tiêu chuẩn quy định như : Chúc quý khách một ngày vui vẻ/chào buổi sáng/chào buổi tối.

Mở và đóng cửa giúp khách hàng

Mở và đóng cửa cho khách khi ra vào khách sạn để nhận/trả phòng  hay khi ra ngoài tham quan, mua sắm trong thời gian lưu trú tại khách sạn. Lưu ý luôn cười thật tươi và giữ thái độ niềm nở với khách để tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái.

Xem thêm  UGC là gì? Làm thế nào để tận dụng UGC trong kinh doanh khách sạn?

Tư vấn dịch vụ cho khách hàng

  • Tiếp nhận và tư vấn các dịch vụ của khách sạn cho khách khi có nhu cầu 
  • Giới thiệu các địa điểm du lịch hấp dẫn, mua sắm, giải trí, nhà hàng hay các dịch vụ ngoài khách sạn cho khách có cơ hội tìm hiểu về văn hóa cũng như con người ở địa phương đấy
  • Hướng dẫn và chỉ đường cho bất kỳ du khách nào có nhu cầu hỗ trợ, không chỉ riêng khách của khách sạn

Giữ an ninh cho khu vực trước và sau khách sạn

  • Thực hiện công tác điều hành giao thông trước khách sạn trong giờ cao điểm hoặc tai nạn, hay tình trạng ùn tắc giao thông. 
  • Luôn để ý mọi hành động của những người khác xung quanh khu vực làm việc để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu hoặc đối tượng khả nghi có thể dẫn đến mất mát về an ninh, an ninh trật tự để có biện pháp xử lý phù hợp

Giải quyết các vấn đề phát sinh

  • Dọn dẹp khu vực làm việc đảm bảo luôn sạch sẽ, ngăn nắp theo đúng quy định 
  • Linh hoạt nhắc nhở khách hàng mang mũ, ô, áo mưa khi dự báo thời tiết xấu nắng gắt hoặc mưa to
  • Hỗ trợ khách hàng đón taxi khi cần rời đi 
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban của bộ phận và các khóa đào tạo nghiệp vụ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp trên

Những yêu cầu cho công việc Doorman

Mỗi tính chất công việc sẽ có những yêu cầu riêng biệt chứ không phải công việc nào cũng như nhau vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ về những yêu cầu của công việc có như thế mới tìm ra được công việc phù hợp với bản thân.

Doorman là gì
Những yêu cầu cho công việc Doorman

Sở hữu ngoại hình ưa nhìn

Được coi là yếu tố then chốt tạo nên ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng.

Doorman phải luôn luôn giữ hình ảnh chỉn chu, gọn gàng trước mặt khách. Điều này sẽ tạo nên ấn tượng tốt với khách hàng giúp khách sạn giữ chân khách hàng lên đến 70%.

Sở hữu ngoại hình ưa nhìn sẽ là điểm mạnh của nhân viên Doorman. Tuy nhiên, ngoại hình chỉ là một lợi thế chứ không phải là yếu tố bắt buộc. Vì vậy bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này nhé.

Khả năng giao tiếp

Một người doorman giỏi là người có thể làm hài lòng tất cả các vị khách kể cả những khách hàng khó tính nhất. Mỗi ngày, Doorman phải tiếp xúc với hàng trăm vị khách.

Vì vậy, để có được tiếng nói chung với khách hàng thì khả năng giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với họ. Đặc biệt trong công việc chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp lại càng quan trọng hơn.

Với nhiều người, bẩm sinh khả năng giao tiếp đã giúp người khác nhanh chóng hình thành ấn tượng tốt về họ, nhưng với một số người, phải luyện tập rất nhiều mới có thể nói chuyện một cách tự nhiên và thân thiện. Vì vậy, bạn đừng xấu hổ khi cảm thấy mình không giỏi ăn nói. Điều duy nhất bạn cần làm là trau dồi kỹ năng và luyện tập hàng ngày để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

Trình độ ngoại ngữ

Do tính chất công việc, doorman thường xuyên phải tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài nên khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ sẽ giúp doorman thực hiện tốt nhiệm vụ của mình hơn, xóa bỏ rào cản ngôn ngữ đối với khách nước ngoài sẽ giúp họ dễ dàng trao đổi thông tin cũng như hỗ trợ khách hàng.

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp bằng các ngôn ngữ khác có thể giúp nhân viên Doorman thăng tiến trong công việc. Đặc biệt trong bối cảnh một xã hội đang phát triển và hội nhập. Vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc nghề này, hãy trau dồi kỹ năng ngoại ngữ thật nhiều nhé.

Xem thêm  Spa là gì? Những điều cần biết để kinh doanh spa trong khách sạn

Thái độ thân thiện và gần gũi

Với tính chất công việc dịch vụ thường xuyên tương tác với khách hàng thì thái độ quan trọng hơn trình độ. Là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách, thái độ của doorman sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của khách trong suốt thời gian lưu trú tại khách sạn.

Vì vậy, hãy làm cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng và thoải mái khi đến khách sạn. Bằng cách thể hiện sự thân thiện, hiếu khách, vui vẻ và hòa đồng và hãy bình tĩnh trong mọi tình huống để có thể xử lý tốt vấn đề. Điều này giúp du khách có thể tin tưởng vào mức độ chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ tuyệt vời của khách sạn.

Khả năng xử lý tình huống

Doorman là bộ phận liên kết trực tiếp với đội an ninh. Họ phải đủ nhạy bén để phát hiện những trường hợp nghiêm trọng và báo cáo cho cơ quan an ninh. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng và khách sạn. Hằng ngày có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra vì thế mà các nhân viên trong bộ phận này cần phải có khả năng quan sát, xử lý tình huống khéo léo.

Với vai trò là người gác cửa, Doorman phải xử lý tốt tình huống này để tạo dựng niềm tin với khách hàng. Ngoài ra tác phong làm việc chuyên nghiệp, có tính kỷ luật cao cũng là một trong những yêu cầu cho công việc doorman 

Có nên làm doorman không?

Hiện nay, cả nước đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển du lịch, đưa ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy mà ngành dịch vụ là một trong những ngày đang dẫn đầu, và đó cũng là lý do ngày càng có nhiều khách sạn mọc lên như nấm và nhu cầu tuyển dụng nhân viên khách sạn cũng ngày càng tăng

Không chỉ các khách sạn mà một số cửa hàng lớn cũng sẽ tuyển dụng cho vị trí doorman này. Bởi vì người chủ nào cũng mong muốn hỗ trợ khách hàng của mình một cách tốt nhất để họ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Đối với một nhân viên, tiền lương là yếu tố giúp họ ở lại công ty mà mình đang làm việc. Vậy mức lương để trở thành nhân viên Doorman là bao nhiêu? Liệu con số này có đủ đáp ứng mọi nhu cầu của họ trong cuộc sống?

Thông thường mức lương của nhân viên doorman sẽ không cố định. Điều này có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô của khách sạn và mức độ chuyên nghiệp của khách sạn đó. Tuy nhiên, mức lương trung bình của người gác cửa sẽ dao động trong khoảng 4-6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, họ sẽ nhận được mức lương thứ hai tương ứng với phí dịch vụ. Đây là phí dịch vụ tiền tip cho nhân viên.

Vì vậy, mức lương của bộ phận này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố xung quanh mà không có số liệu chính xác. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì mức lương này được đánh giá là khá cao đối với những người lao động không yêu cầu kinh nghiệm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến công việc doorman. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về doorman và hiểu rõ hơn về tính chất công việc của doorman là gì.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả

Scroll to Top