Hiện nay, Marketing 7P được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp trong đó có kinh doanh khách sạn. Nhưng bạn đã biết gì v Marketing 7P chưa? Hãy cùng Hanami tìm hiểu về 7p trong marketing dịch vụ khách sạn nhé!
Khái niệm và vai trò của marketing mix trong kinh doanh khách sạn
Marketing mix là tập hợp những hệ thống phân phối thức định hướng biến số marketing có khả năng kiểm soát được mà doanh nghiệp, tổ chức sử dụng một cách tích hợp nhằm phát triển độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay, có hai mô hình thường được sử dụng đó là 7P và 4P.
Marketing mix đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động marketing của doanh nghiệp; nó giúp nhà quản trị xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, lê kế hoạch, định hướng đúng đắn; mục đích nhằm khai thác hiệu quả nhất được phân đoạn thị trường đã chọn.
Mô hình 7P trong Marketing mix
7P là mô hình marketing mix gồm các thành phần: Product, Price, Place, Promotion, People, Process, Physical Evidence. Trong những năm 1960 , chuyên gia Marketing E. Jerome McCarthy đã sáng tạo ra mô hình marketing 4P. Thuật ngữ này sau đó phổ biến và sử dụng trên toàn thế giới và mở rộng thành Marketing 7P, thậm chí còn rất nhiều trường kinh tế đã mang môn học này vào các lớp marketing.
Chiến lược 7p trong marketing dịch vụ khách sạn gồm những gì?
Product (sản phẩm)
Với lĩnh vực khách sạn thì dịch vụ được cho là một sản phẩm vô hình. Một số sản phẩm của khách sạn là dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, SPA, giải trí,… hướng tới phục vụ khách du lịch, khách công tác.
Vì thế, về việc đánh giá chất lượng dịch vụ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng sử dụng. Nếu họ hài lòng thì dịch vụ đó có chất lượng cao; ngược lại nếu khách hàng có thái độ không hài lòng thì chất lượng sẽ không cao. Nói tóm lại, chất lượng của sản phẩm (ở đây là dịch vụ) trong ngành khách sạn sẽ phụ thuộc dựa trên cảm nhận và đánh giá của khách hàng. Nếu chất lượng sản phẩm tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với khách sạn.
Price (giá cả)
Giá (Price) gọi là số tiền khách hàng phải trả khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách sạn. Giá trong Marketing 7P vô cũng quan trọng vì đây là yếu tố quyết định sự thành bại của chiến lược Marketing, đồng thời cũng quyết định đến lợi nhuận và sự tồn tại của khách sạn.
Việc điều chỉnh giá bán sản phẩm dịch vụ của khách sạn sẽ tác động lớn đến toàn bộ chiến lược Marketing đang thực hiện. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số và nhu cầu sử dụng của khách hàng cho sản phẩm dịch vụ. Có 3 chiến lược giá chính trong Marketing 7P chính là:
- Market penetration price: Giá thâm nhập thị trường (Đặt giá ban đầu thấp hơn giá hiện có trên thị trường).
- Skimming price: Giá hớt váng (Đặt giá thật cao, sau đó giảm dần để tối ưu doanh thu)
- Neutral price: Giá trung tính (Chiến lược giá trung lập, tránh rủi ro)
Ngành công nghiệp khách sạn có những đặc thù riêng vì vậy các marketers thường đặt giá cao “Giá hớt váng” hoặc giá trung tính cho các khách sạn mới khai trương. Điều này cũng dễ hiểu, vì khách sạn mới đồng nghĩa với phòng ốc mới, sản phẩm còn rất tốt. Nếu dùng chiến lược giá thấp sẽ rất khó nâng lên trong tương lai.
Điều quan trọng nhất phải làm cho khách hàng hài lòng với giá cả của khách sạn sau đó khách hàng sẽ trải nghiệm dịch vụ của khách sạn và giá cả của dịch vụ cũng tương đồng với chất lượng.
Place (địa điểm)
Place (Địa điểm) trong Marketing 7P là nói đến điểm bán hàng, kênh phân phối sản phẩm dịch vụ. Dưới đây là một số chiến lược phân phối chính:
- Chiến lược phân phối chuyên sâu
- Chiến lược phân phối độc quyền
- Chiến lược phân phối chọn lọc
- Chiến lược nhượng quyền thương hiệu
Place trong kinh doanh khách sạn liên quan đến vị trí của khách sạn, các kênh bán dịch vụ lưu trú và các dịch vụ khác khách sạn áp dụng. Khách sạn nằm ở trung tâm thành phố, điểm du lịch, điểm tham quan, … hoặc các khách sạn gần biển,…sẽ có nhiều lợi thế hơn các khách sạn khác (khoảng 40%).
Kênh phân phối chính của khách sạn:
- Corporate (Doanh nghiệp): Thị trường doanh nghiệp, công ty thương mại.
- Travel Agent (Đại lý du lịch): Thị trường đại lý lữ hành, công ty du lịch.
- Government (Tổ chức chính phủ): Thị trường cơ quan, tổ chức chính phủ.
- Online (Trực tuyến): Thị trường online, bao gồm: Website, MXH,…
Promotion (quảng bá)
Quảng bá (Promotion) trong Marketing 7P là tăng độ nhận diện thương hiệu và bán hàng. Nó bao gồm những điều bạn muốn truyền tải tới khách hàng về dịch vụ của mình. Các chiến dịch quảng bá có quyết định rất lớn tới thành công trong việc kinh doanh khách sạn. Vì thế, đưa ra một chiến lược quảng bá có hiệu quả là điều luôn được nhiều nhà quản trị quan tâm. Cụ thể nó bao gồm:
- Tổ chức bán hàng
- Quan hệ công chúng
- Quảng cáo, khuyến mãi
- Xúc tiến bán hàng
- …
Quảng cáo thường bao gồm các phương thức truyền thông trả phú như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên Radio, Print media hay quảng cáo trên Internet nhằm đem lại một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn.
People (con người)
Con người và dịch vụ là 2 yếu tố không thể tách rời nhau. Con người bao gồm cả khách hàng mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến khách sạn. Nghiên cứu kỹ dung lượng thị trường mục tiêu, số lượng khách hàng tiềm năng liệu có đủ để xây dựng một khách sạn. Nhân viên khách sạn có được đào tạo bài bản, đủ khả năng phục vụ khách hàng. Họ được xem là linh hồn, ảnh hưởng đến sự tồn vong của khách sạn.
Process (quy trình cung ứng)
Thực hiện tốt khâu quy trình cung ứng cũng sẽ giúp khách sạn “lấy lòng” được khách hàng. Đây thuộc yếu tố quyết định việc khách hàng có quay trở lại lưu trú vào lần sau tại khách sạn bạn hay không. Nó cũng là cách phản ánh rõ nhất về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn. Chính vì thế, mọi khách sạn đều cố gắng có dịch vụ hỗ trợ và quy trình cung ứng tốt nhất đến những “thượng đế” của mình.
Physical evidence (điều kiện vật chất)
Đây là yếu tố thể hiện chất lượng và đẳng cấp của khách sạn. Nó cũng quyết định đến việc các khách hàng có hài lòng qua trải nghiệm của mình tại đó hay không. Đây là lý do nhiều khách sạn luôn muốn đầu tư đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất thật sang trọng để tăng tính cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.
Những điều cần chú ý về mô hình marketing 7P trong khách sạn
Xác định được đúng mô hình 7P trong quảng bá khách sạn là một yếu tố quan trọng tác động không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp khách sạn. Một mô hình 7P được sử dụng nhằm chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của khách sạn; từ đó giúp xác định được chiến lược phù hợp với nhóm phân khúc những khách hàng mục tiêu.
Những mô hình này thường do Giám đốc Bán hàng/Quản lý Bán hàng hoặc Giám đốc Marketing nghiên cứu và tạo lập. Các khách sạn cần cung cấp cơ sở vật chất/dịch vụ cho phù hợp; xác định đúng những chiến lược truyền thông (cả trực tiếp và trực tuyến) cùng chiến lược giá phù hợp.
Một mẹo chìa khóa lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn là cần tìm được đúng kênh truyền thông (có thể chọn quảng cáo hiển thị (email marketing, display advertising, Pay-Per-Click Advertising (PPC); hoặc quan hệ công chúng hình thức trực tuyến (online PR),..); từ đó lan tỏa được thông điệp đến chính xác đến những khách hàng mục tiêu của mình.
Lời kết
Marketing 7P là công cụ hiệu quả giúp kinh doanh và phát triển khách sạn nhưng cũng cần nên chú ý một số lưu ý để có thể thành công. Hy vọng bài viết của Hanami về 7P trong marketing dịch vụ khách sạn đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích để có thể áo dụng vào kinh doanh khách sạn của bạn.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả