Với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch nói riêng và các lĩnh vực kinh doanh khác, việc nắm bắt tâm lý khách hàng được xem là chìa khóa quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Cùng Hanami tìm hiểu về tâm lý khách du lịch Việt Nam ở phần nội dung phía dưới để có cái nhìn rõ hơn nhé!
Tâm lý khách du lịch là gì?
Tâm lý là một chủ đề phức tạp và đa dạng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của con người, bao gồm cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và nhận thức. Một cách đơn giản để nghĩ về tâm lý là nó là tất cả những gì xảy ra trong đầu mỗi người. Đây là nơi chúng ta suy nghĩ, cảm nhận, học hỏi và ra quyết định. Tâm lý ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống từ cách tương tác với người khác đến cách hành động, đối phó với những gì đang diễn ra.
Có thể nói rằng tâm lý khách du lịch là những tâm tư, suy ngẫm riêng của mỗi người. Tùy vào những lối sống, tính cách và lịch trình cuộc sống cũng như những yếu tố khác mà khách hàng cần có những yêu cầu riêng cần phải đáp ứng. Mỗi đối tượng riêng biệt sẽ thể hiện những đặc điểm tâm lý khác nhau cho phép các khách sạn – với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ – tận dụng tâm lý đó làm nền tảng nhằm thiết kế những sản phẩm, dịch vụ và thiết lập các tiện nghi phù hợp.
Đồng thời, khi nắm bắt được tâm lý khách du lịch Việt Nam này công ty sẽ đề xuất những sản phẩm, dịch vụ phù hợp sẽ đẩy nhanh việc chốt giao dịch hiệu quả hơn. Hơn nữa, Việc nắm bắt tâm lý khách du lịch là cần thiết để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Hỗ trợ đưa ra các chương trình khuyến mãi phù hợp, cung cấp dịch vụ vượt trội, tạo thiện cảm và nâng cao mức độ hài lòng đến mức tối đa, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tại sao phải phân tích tâm lý khách du lịch?
Để hiểu rõ nhu cầu và mong đợi của khách du lịch
Nhu cầu và mong đợi của khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Việc nghiên cứu về Tâm lí du khách giúp những người phục vụ trong ngành du lịch có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với những đặc điểm tâm lí và hành vi của du khách, từ đó có thể mang lại cho du khách sự hài lòng cao nhất.
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Thực chất mỗi doanh nghiệp sẽ có tệp khách hàng nhất định và tùy vào các yếu tố tài chính, công việc, độ tuổi,… và đơn vị sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp giúp kết nối khách hàng đến với sản phẩm và dịch vụ.
Việc nắm bắt tâm lý khách du lịch sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ tâm lý khách hàng. Từ đó đơn vị có thể thiết kế các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, việc phân tích tâm lý khách hàng tạo nền móng cho dựng sự tin tưởng của khách hàng: Khi doanh nghiệp hiểu rõ tâm lý khách hàng, họ có thể cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp và quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai.
Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Nắm bắt tâm lý khách hàng là chìa khóa để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Khi doanh nghiệp hiểu rõ tâm lý khách hàng, họ có thể tạo ra các thông điệp và chiến dịch marketing phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tăng hiệu quả tiếp cận và chuyển đổi khách hàng.
Việc phân tích tâm lý khách du lịch sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, từ đó thu hút được nhiều khách du lịch hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch
Động cơ du lịch
Khách du lịch có thể đi du lịch vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như nghỉ ngơi, khám phá, công tác, học tập, v.v. Động cơ du lịch là yếu tố xác định nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Các nhà kinh doanh thường dựa vào điểm này để thu thập thông tin về tâm lý khách du lịch.
Nhu cầu và sở thích
Khách du lịch là đối tượng trung tâm của các hoạt động du lịch. Đối với cuộc sống ngày càng phát triển khiến nhu cầu người tiêu dùng càng trở nên khắt khe. Đặc biệt là ngành du lịch, với nhiều nhu cầu khác nhau như đi công tác, khám phá, nghỉ ngơi hay học tập mà du khách đặt ra những tiêu chí riêng.
Để kinh doanh du lịch đạt kết quả tốt cần phải nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cũng như hành vi của khách hàng. Thông qua việc nhận biết nhu cầu, sở thích và động cơ của từng nhóm khách du lịch, từ đó đơn vị sẽ có hướng điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ nhằm tối đa hóa những nhu cầu đó.
Lối sống và văn hóa
Lối sống và văn hóa là những yếu tố quan trọng hình thành nên tính cách, thói quen và sở thích của mỗi người. Khi đi du lịch, khách du lịch vẫn mang theo những đặc điểm tâm lý của mình, là một trong những yếu tố quan trọng nhất nói lên những mong muốn được trải nghiệm.
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, các trào lưu văn hóa cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội. Phần lớn thời gian của giới trẻ tiếp cận với không gian mạng, vì vậy mà bên cạnh những giá trị văn hóa Việt Nam thì những trào lưu văn hóa nước ngoài cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý, lối sống của người Việt Nam đặc biệt là văn hóa sính ngoại.
Khi thị trường du lịch có sự cạnh tranh gay gắt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối với khách hàng không chỉ qua công việc mà còn qua các cuộc trò chuyện cá nhân từ đó củng cố mối quan hệ lâu dài. Mang lại những dịch vụ phù hợp với chất lượng tốt nhất thì sẽ nhận được sự tin tưởng và trung thành từ khách hàng.
Hơn thế nữa, khách hàng được xem là một công cụ truyền thông tốt đáng để doanh nghiệp khai thác. Việc khách hàng lựa chọn đơn vị là địa điểm dừng chân trong những chuyến đi tiếp theo và giới thiệu đến những người xung quanh là rất cao.
Thời gian và ngân sách
Ngân sách khách du lịch là một trong những yếu tố quan trọng mà những nhà làm du lịch nên khai thác. Trên thị trường hiện nay về lĩnh vực du lịch đã trở nên vô cùng đa dạng, đứng trước sự đa dạng của thị trường việc khách hàng rời bỏ doanh nghiệp và lựa chọn doanh nghiệp khác là dễ dàng xảy ra. Điều này khiến các doanh nghiệp đau đầu và đưa ra nhiều chính sách để giữ chân khách hàng.
Thực tế đối với những du khách có mức thu nhập cao thì xu hướng tiêu dùng của họ sẽ quan tâm về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngược lại, những khách du lịch có mức thu nhập trung bình thấp sẽ quan tâm về mức giá hợp lý nhưng vẫn đáp ứng được những nhu cầu của họ. Điều này cho thấy tài chính phản ánh tâm lý cũng như nhu cầu của khách du lịch.
Đặc điểm tâm lý khách du lịch Việt Nam
Trong ngành du lịch nói riêng và tất cả những ngành kinh doanh khác, việc nắm bắt tâm lý khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng, được xem là cầu nối quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Có rất nhiều phương pháp để phân tích tâm lý khách du lịch như độ tuổi, giới tính,…dựa vào những yếu tố đó mà đơn vị đưa ra những ưu đãi, bổ sung dịch vụ tiện ích phù hợp với nguyện vọng của khách hàng và từ đó nâng cao doanh thu.
Tâm lý khách du lịch theo vùng miền
Khách miền Bắc
Khách du lịch miền Bắc sẽ đi du lịch chủ yếu vào mùa hè và các ngày lễ đặc biệt. Phần lớn người miền Bắc đều không bỏ qua những ngày lễ lớn hoặc lễ đặc biệt. Người miền Bắc thường dùng những chuyến đi để gắn kết tình cảm vì vậy mà phần lớn chuyến đi của họ được sắp xếp cùng gia đình. Khi đi du lịch dài ngày họ sẽ chọn đi theo tour và ưa chuộng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng thay vì đi tham quan.
Về tính tình chắc hẳn nhiều người hiểu rõ rằng người miền Bắc khá khó tính và suy nghĩ sâu xa. Khi gặp vấn đề không hài lòng họ sẽ giữ thái độ khó chịu và lời nói thẳng vô cùng khó nghe. Không chỉ quan trọng ở thái độ phục vụ mà họ còn khá quan trọng về hình thức, đòi hỏi sự kỹ lưỡng, cẩn trọng.
Hơn thế nữa, họ rất quan tâm về chất lượng cuộc sống từ cách ăn mặc, đi đứng, phương tiện du lịch cũng được đòi hỏi. Về chi phí du lịch có thể họ sẽ thoải mái nhưng những gì họ nhận lại phải xứng đáng, các khoản chi phí cần rõ ràng, cụ thể.
Khách miền Trung
Từ xưa đến nay, người miền Trung thường có tính tình thoải mái, thẳng thắng và phóng khoáng. Một khi không hài lòng với bất kỳ vấn đề nào họ sẽ trình bày ngay và thường nói những câu khá khó nghe, tuy vậy sau khi giải quyết xong họ sẽ bỏ qua và không nhắc đến những vấn đề đó nữa.
Đối với tình huống mắc phải sai lầm với một người dân miền Trung thì bạn nên có thái độ ứng xử lịch sự, giải quyết tình huống một cách khéo léo. Điều này không những xoa dịu sự khó chịu của khách hàng mà ngược lại còn giúp bạn lấy được sự hài lòng của du khách miền Trung.
Một phát hiện lớn về khách du lịch miền Trung đó là họ thường tập trung phần lớn thời gian cho công việc, cuộc sống. Vì thế trong mỗi chuyến đi họ sẽ chọn kỹ lưỡng trong từng dịch vụ nhằm mang đến những trải nghiệm xứng đáng cho chuyên đi “hiếm hoi” này.
Bên cạnh đó, khác với người miền Bắc thì du khách miền Trung thường hay đi du lịch cùng bạn bè hơn so với người thân. Đa phần họ có thói quen tự tổ chức tour riêng cho nhóm bạn thay vì đi những tour có sẵn của các công ty du lịch và họ cũng sẽ tự tìm hiểu về những dịch vụ sắp tới mà họ sẽ sử dụng.
Khách miền Nam
Có thể nói rằng về các mặt văn hóa thì người miền Nam có vẻ cởi mở hơn với 2 miền còn lại. Đây cũng là vùng đất phát triển về kinh tế, nhiều người từ những vùng khác đến sinh sống và làm việc. Vì vậy mà văn hóa của nơi đây trở nên đa dạng, họ không đặt nặng truyền thống đời xưa, vì vậy mà từ cách sinh hoạt, văn hóa ứng xử có phần năng động và dễ hòa nhập với cộng đồng mới lạ.
Về tính tình người miền Nam được nhận xét là khá dễ tính, không so đo và dễ dàng thông cảm đối với những sai lầm của bên dịch vụ. Sự thoải mái, năng động khiến người miền Nam thích phong cách du lịch tự túc, họ sẽ thích đi du lịch cùng bạn bè và lên kế hoạch bất kể khi nào họ muốn.
Tâm lý khách du lịch theo độ tuổi
Khách du lịch trẻ tuổi
Đây là đối tượng khách du lịch có nhu cầu đa dạng nhất. Với lối sống hiện đại và suy nghĩ nghĩ thoáng hơn so với những thế hệ đi trước, do vậy mà khi có kế hoạch du lịch họ sẽ triển khai ngay chứ không nhất thiết phải đi vào những ngày lễ, tết,…
Hơn nữa, giới trẻ thường thích những hoạt động năng động, có sức khỏe nên họ thích những địa điểm có tính mạo hiểm, khám phá những điều mới mẻ. Vì vậy mà họ có xu hướng đi những nơi có nhiều dịch vụ cho giới trẻ như công viên nước, hồ bơi, bar,…
Không những thế, mỗi nơi họ đi qua họ sẽ chụp lại những khoảnh khắc đó. Nắm bắt được tâm lý này nên những nơi làm dịch vụ thường sẽ chạy theo xu hướng tạo ra những địa điểm hấp dẫn để họ checkin.
Khách du lịch tuổi trung niên
Bật mí cho bạn, xu hướng đi du lịch của những người trung niên là họ thích lựa chọn loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch vui chơi giải trí. Bởi độ tuổi của họ đã có sự nghiệp, gia đình hoặc con cái. Việc đi du lịch sẽ giúp họ giải tỏa những căng thẳng tâm lý do môi trường công nghiệp gây ra.
Trong 3 độ tuổi thì đây là độ tuổi chịu chi trong mua sắm và sử dụng dịch vụ du lịch nhất. Vì vậy mà họ cũng đặt ra những yêu cầu chủ đạo như phòng được thiết kế gọn gàng, sạch sẽ đảm bảo chất lượng giấc ngủ, đa dạng dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Vì họ có xu hướng kể lại những trải nghiệm tốt hoặc tệ cho những người xung quanh của mình. Do đó, nắm bắt tốt đặc điểm này không chỉ để lại sự hài lòng đối với du khách mà còn giúp người làm dịch vụ khai thác những tiềm năng mà đối tượng du khách này mang lại.
Khách du lịch cao tuổi
Xu hướng du lịch của những vị khách lớn tuổi là nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già. Vì thế mà không gian yên tĩnh, thư thái, hạn chế những nơi đông người và ồn ào sẽ là tiêu chí đầu tiên mà họ hướng đến.
Người lớn tuổi họ sẽ không cầu kỳ về hình thức nhưng họ lại đánh giá cao về chất lượng phục vụ. Khi phục vụ những vị khách lớn tuổi cần có chu đáo, thái độ lịch sự, nhỏ nhẹ để dễ dàng nắm bắt tâm lý của họ.
Đối với người lớn tuổi thì các đơn vị kinh doanh nên chú trọng về thức ăn dinh dưỡng và những dịch vụ chăm sóc sức khỏe chu đáo, phương tiện đi lại thuận tiện và an toàn. Luôn trang bị những trang thiết bị y tế cũng như kỹ năng chăm sóc người già phòng trường hợp cần thiết.
Tâm lý khách du lịch theo giới tính
Khách du lịch giới tính nam
Tùy vào các yếu tố như độ tuổi, thu nhập mà nam giới sẽ có những nhu cầu và sở thích du lịch khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các anh đều yêu thích những hoạt động tham quan, khám phá vì vậy họ sẽ không quá khắt khe đối với những dịch vụ du lịch.
Đối với trường hợp gặp phải những vấn rắc rối trong dịch vụ, họ sẽ có xu hướng không phàn nàn và bỏ qua. Với những khách du lịch nam có độ tuổi cao thì cần hướng đến sự tiện nghi, dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng đồ ăn tốt….
Du khách giới tính nữ
Phụ nữ thường có tính cách nhẹ nhàng, tinh tế, nhạy cảm với những thay đổi xung quanh. Khi đi du lịch, họ thường chú ý đến những chi tiết nhỏ, những nét đẹp của thiên nhiên và văn hóa.
Với đặc điểm tâm lý khách du lịch nữ, đặc biệt là những chị em đã có gia đình. Người làm dịch vụ cần chú ý đưa ra những gói dịch vụ phải chăng và đảm bảo chất lượng ổn. Cẩn thận tỉ mỉ trong bài trí phòng và dịch vụ phải nhanh nhẹn, chỉn chu.
Phụ nữ thường có sở thích ăn uống, và họ thường thích tìm hiểu và thưởng thức các món ăn mới lạ ở những vùng đất mới. Nói cách khác họ đi du lịch ở nơi đâu cũng sẽ thưởng thức những món ăn đặc sản ở nơi đó.
Tâm lý khách du lịch theo tài chính
Khách du lịch có thu nhập cao
Thu nhập được xem là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch Việt Nam. Với mức thu nhập cao cho phép khách du lịch có nhiều sự lựa chọn hơn về điểm đến, thời gian lưu trí cũng như các dịch vụ du lịch khác,…Vì vậy khi họ quyết định lựa chọn dịch vụ thì những giá trị họ nhận lại buộc phải đáp ứng những gì họ kì vọng. Và thực tế, nếu có lỗi sai trong dịch vụ thì họ sẽ rời bỏ đơn vị để sử dụng những dịch vụ tốt hơn.
Du khách có tài chính trung bình thấp
Với mức thu nhập ổn định nên việc lên kế hoạch của du khách thường sẽ được chuẩn bị trước. Họ sẽ xem xét nhiều yếu tố nhằm quyết định sử dụng những dịch vụ nào, chi phí ra sao và phương tiện đi lại nhằm tiết kiệm chi phí. Vì vậy mà có sự kỳ vọng lớn đối với những dịch vụ được chọn, đáp ứng được rất nhiều yêu cầu từ chất lượng, thái độ phục vụ và chi phí.
Vậy là cuối cùng Hanami đã thành công gửi đến bạn thông tin về tâm lý khách du lịch Việt Nam. Hi vọng các điểm du lịch cũng như khách sạn, nhà hàng, những người làm dịch vụ du lịch có thể tìm ra những cách thức tiếp cận và tối đa trải nghiệm cho từng nhóm khách tiềm năng nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy mô doanh của mình.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả