Quản trị kinh doanh khách sạn luôn nằm trong các nhóm ngành hot hiện nay, thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên đây cũng là ngành có sự cạnh tranh khốc liệt và tồn tại nhiều rủi ro. Qua bài viết sau, Hanami Hotel Danang xin chia sẻ đến bạn chủ đề Quản trị kinh doanh khách sạn là gì? 5 Bí quyết quản trị kinh doanh khách sạn thành công.
Quản trị kinh doanh khách sạn là gì?
Quản trị kinh doanh khách sạn được xem là một trong lĩnh vực khinh doanh “công nghiệp không khói” rất giàu tiềm năng. Cơ hội nghề nghiệp của ngành này trong tương lai là rất nhiều tương ứng với tiềm năng phát triển của ngành.
Ngành Quản trị kinh doanh khách sạn là một ngành khá đặc thù vì nó đòi hỏi sự năng động của người làm. Ngành quản trị kinh doanh khách sạn bao gồm rất nhiều các công tác quản lý và điều hành liên quan như:
- Chịu trách nhiệm phân công, đôn đốc cho các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh;
- Quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý: Từ việc lập kế hoạch một cách cụ thể, khoa học cho từng bộ phận cho đến việc phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch;
- Lập các báo cáo kết quả tài chính, báo cáo quản trị từ đó có các phương án điều chỉnh sao cho công việc đạt hiệu quả nhất
- Đặt ra các quy định trong việc quản lý nhân sự, quản lý buồng phòng, bar, bếp…
Sự khác nhau giữa quản trị kinh doanh khách sạn và quản trị khách sạn?
Quản trị kinh doanh khách sạn bạn sẽ đảm nhận công việc quản lý và điều hành khách sạn như lập kế hoạch chiến lược, tiếp thị, phân tích và quản lý trong lĩnh vực khách sạn.
Thay vì chỉ tập trung vào quản lý và điều hành, Quản trị khách sạn tập trung vào công việc khách sạn như lên kế hoạch, marketing, phân tích, quản trị tất cả chỉ riêng trong lĩnh vực quản trị khách sạn.
5 Bí quyết kinh doanh khách sạn thành công
Tập trung vào vai trò của người quản lý
Nhà quản lý là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của khách sạn. Họ là người kiểm soát, giải quyết và đảm bảo hoạt động kinh doanh khách sạn diễn ra suôn sẻ.
Tuy nhiên, một nhà quản lý không thể làm tất cả công việc mà không có sự giúp sức của cấp dưới. Vì thế, người quản lý nên cùng hợp tác với nhân viên, lắng nghe ý kiến của họ. Người quản lý chính là người hướng dẫn, sắp xếp công việc cụ thể cho nhân viên.
Họ phải nhìn thấy khả năng của nhân viên từ đó sắp xếp cho họ vị trí phù hợp để nhân viên có thể phát huy thế mạnh và khả năng vốn có của mình.
Nếu quản lý làm việc không tốt, khách sạn sẽ kinh doanh không tốt, doanh thu sụt giảm, lợi nhuận thu về không cao, khách sạn sẽ bị thụt lùi và khó có thể phát triển lâu dài được. Một người quản lý giỏi là người đóng vai trò quan trọng kinh doanh khách sạn và giúp khách sạn mang lại lợi nhuận lớn.
Hoàn thành tốt những điều nhỏ
Để làm tốt những điều lớn thì trước tiên chúng ta phải thực hiên tốt các điều nhỏ. Những việc tưởng chừng như rất nhỏ bé nhưng thực tế lại mang lại hiệu quả rất lớn.
Vì thế, các khách sạn nên ưu tiên giải quyết các vấn đề nhỏ để nâng cao chất lượng phục vụ của mình. Sau đó, mở rộng quy mô hoạt động để có thể dễ dàng tìm kiếm khách hàng.
Một số công việc như: đảm bảo trang thiết bị hoạt động tốt, vật phẩm đầy đủ, mạng wifi hoạt động tốt, chăn ga giường luôn sạch sẽ… Những thứ này luôn phải được đảm bảo đủ tiêu chuẩn để khách hàng có thể có những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ khách sạn.
Phát huy lợi thế so với các khách sạn cùng phân khúc
Ngành khách sạn là một trong những ngành cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy, khách sạn nên tận dụng triệt để những lợi thế mà hình đang có để phát triển bản thân, khiến khách hàng hài lòng và bỏ xa các đối thủ khác.
Khách sạn có thể thêm một số dịch vụ khác đi kèm như: bán vé máy bay, vé tham quan du lịch, cho thuê xe, dịch vụ đưa đón sân bay… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, khách sạn cũng có thể thêm các chương trình khuyến mãi, chương trình tri ân cho khách hàng tiềm năng, thực hiện các chương trình ưu đãi cho khách hàng lâu năm. Đây cũng được là một trong những chiến lược thành công.
Không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ
Trong ngành kinh doanh khách sạn, cơ sở hạ tầng và tiện nghi là hai yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng khách sạn và ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng và sự hài lòng của khách hàng.
Khách sạn cần thường xuyên đầu tư và nâng cấp một số tiện nghi tại khách sạn như: khắn tắm, gối, nệm, ga… và cần phải đảm bảo rằng các phòng có chất lượng đồng đều và luôn ở trạng thái tốt nhất để sẵn sàng phục vụ khách hàng và điều này cũng thu hút khách hàng.
Quảng bá ở nhiều phương tiện truyền thông khác nhau
Các kênh OTA đóng một vai trò quan trọng trong ngành khách sạn. Vì khách hàng tiềm năng hiện nay thường xuyên thông qua các kênh OTA: Booking, traveloka, ivivu,… để tìm hiểu về khách sạn cũng nhu đánh giá qua hình ảnh.
Nếu muốn tiếp cận được lượng khách sạn tiềm năng này, bạn phải đầu tư vào chất lượng khách sạn và những chương trình ưu đãi trên OTA.
Không chỉ có OTA, công cụ đặt phòng khách sạn cũng là một nơi thu hút khách hàng tiềm năng. Bạn cần phải thiết kế một website định hình được thương hiệu cá nhân của khách sạn, đầu tư hình ảnh để thu hút khách hàng.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các hình thức quảng cáo khác như: viết bài review vào các group, chạy Facebook ads, Google ads,.. để tăng độ nhận diện thương hiệu cho khách sạn.
Lời kết
Với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các khách sạn cần có một chiến lược hiệu quả để đưa thương hiệu của mình phát triển và tạo ấn tượng trong lòng khách hàng. Hy vọng qua bài viết của Hanami, bạn sẽ có thêm thông tin về Quản trị kinh doanh khách sạn là gì? 5 Bí quyết quản trị kinh doanh khách sạn thành công. Chúc bạn một ngày tốt lành!
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả