Hiện nay, các kênh OTA đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phân phối của các doanh nghiệp về lĩnh vực du lịch – khách sạn. Nó sở hữu khả năng tiếp thị mà hầu hết các cơ sở kinh doanh riêng lẻ không thể tự đạt được.
Nếu được thực hiện đúng cách, việc áp dụng các OTA vào kinh doanh khách sạn sẽ phù hợp như một phần của chiến. Nó thực sự có thể giúp thúc đẩy lượt đặt trước trực tiếp thông qua “hiệu ứng bảng quảng cáo”. Việc xây dựng một tổ hợp kênh toàn diện kết hợp các loại OTA khác nhau sẽ đảm bảo bạn tiếp cận được đối tượng mục tiêu và đảm bảo lượng đặt trước ổn định. Để làm việc với các OTA một cách hiệu quả, hãy cùng Hanami tìm hiểu những điều cần biết về OTA trong kinh doanh khách sạn rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
OTA hoạt động như thế nào?
OTA sử dụng phạm vi tiếp cận rộng rãi của Internet để tổng hợp nguồn cung cấp du lịch toàn cầu vào một nơi. Từ đó người tiêu dùng có thể nghiên cứu và đặt được các dịch vụ thông qua hình thức trực tuyến. Các trang web như Expedia, Booking, Airbnb và TripAdvisor thường là điểm dừng chân của người dùng khi nghiên cứu và đặt phòng. Các trang web này cung cấp cho người dùng ở tất cả các giai đoạn: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn thay thế, quyết định mua hàng và hành vi sau mua hàng.
Những kênh này đã định hình lại ngành công nghiệp khách sạn và cách thức du lịch được nghiên cứu và đặt trước. Du khách giờ đây có thể dễ dàng lên kế hoạch cho các chuyến đi và tự đặt vé máy bay, chỗ ở và tour du lịch thay vì dựa vào đại lý du lịch thực tế.
OTA cung cấp nhanh nhất giá phòng và các phòng trống cho khách hàng. Với công cụ đặt phòng và những lợi ích mà OTA mang lại, nó đã gia tăng khả năng đặt phòng của du khách. Đồng thời quảng bá được hình ảnh của khách sạn.
Tác động của OTA đến các khách sạn – Những điều cần biết về OTA trong kinh doanh khách sạn
Bởi du lịch ngày càng phát triển, số lượng khách sạn được thành lập ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc mức độ cạnh tranh của các đơn vị ngày càng tăng. Đứng trước quá nhiều sự lựa chọn, du khách có xu hướng muốn so sánh và xem đánh giá từ những người đã sử dụng dịch vụ của khách sạn đó tại các OTA. Chính vì lý do đó, chỉ sở hữu một website riêng của khách sạn thôi là chưa đủ. Để tiếp cận được khách hàng, viên kết với các trang OTA là vô cùng cần thiết.
Sự xuất hiện của khách sạn trên các OTA sẽ giúp nâng tầm thương hiệu của đơn vị, gây được ấn tượng và thu hút thêm nhiều khách hàng. Hơn thế, các kênh OTA sẽ giúp khách sạn thực hiện việc marketing. Bởi sự kết nối hiệu quả với khách hàng của các kênh OTA nên thông qua đó, khách sạn cũng sẽ được lan tỏa nhiều hơn.
Tỷ lệ hoa hồng ở OTA
Để bắt đầu việc kinh doanh qua OTA, tỷ lệ hoa hồng là một trong những điều cần biết về OTA mà bạn nên tìm hiểu. Hoa hồng là khoản thu mà các kênh OTA nhận được như một hình thức trả phí để các khách sạn cam kết để tham gia hệ thống bán phòng trên OTA.
Hầu hết các OTA cung cấp mô hình kết hợp của hai mô hình kinh doanh sau: mô hình Merchant (khách trả tiền trước) và mô hình Agency (khách trả tiền khi trả phòng). Nhờ đó khách hàng có thể quyết định được họ muốn sử dụng mô hình nào hơn.
Mô hình Merchant
Trong mô hình này, OTA đóng vai trò là người ghi lại và thu các khoản thanh toán từ khách tại thời điểm đặt phòng. Khi phòng được trả, OTA sẽ thanh toán cho khách sạn. Khách sạn và các kênh OTA sẽ có hợp đồng để cung cấp một số lượng phòng nhất định với mức giá ưu đãi cho OTA . Sau đó, các kênh ssex tạo ra lợi nhuận từ mỗi một phòng được bán, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng các cam kết như hợp đồng. Nhìn chung, tỷ lệ hoa hồng mà các khách sạn phải bỏ ra cho OTA ở mô hình này khá lớn.
Mô hình Agency
Trong mô hình này, mặc dù khách du lịch đặt phòng qua OTA nhưng sẽ thanh toán trực tiếp cho khách sạn tại thời điểm thanh toán. Sau đó, kênh OTA sẽ nhận được một khoản hoa hồng mà khách sạn sẽ thanh toán dựa trên tổng giá trị của đặt phòng. Giá cả sẽ do khách sạn quy định và không có hợp đồng cụ thể. Ở mô hình này, nhiệm vụ của OTA sẽ ít hơn và vì vậy tỉ lệ hoa hồng sẽ kém hơn so với mô hình Merchant.
Sự khác biệt giữa OTA và Metasearch
Trong ngành du lịch hiện nay, việc hiểu được sự khác biệt giữa các trang web là rất quan trọng. Một số người vẫn thường nhầm lẫn giữa OTA và Metasearch, vậy sự khác biệt của chúng là gì?
Metasearch là công cụ đóng vai trò tổng hợp và hiển thị thông tin khách sạn cũng như giá phòng từ các công cụ tìm kiếm khác bao gồm OTA và trang web của một khách sạn. Từ đó tạo ra kết quả cho người dùng. Nó cho phép khách du lịch so sánh tất cả các tùy chọn đặt phòng khách sạn của họ trong thời gian thực trên web để họ có thể đặt được ưu đãi tốt nhất. Công cụ Metasearch không thực hiện đặt phòng, nó chỉ liệt kê giá cả và danh sách phòng có sẵn.
Đối với các OTA, nó quảng cáo các khách sạn với quy mô toàn cầu, cung cấp giá phòng, mô tả và hình ảnh khách sạn. Đặc biệt, khách hàng có thể đặt phòng trực tiếp ngay trên kênh, đây là điểm khác biệt chính. Mặc dù khi sử dụng OTA, bạn phải trả hoa hồng cho họ, nhưng nếu không có OTA, các khách sạn nhỏ lẻ khó có được sự chú ý từ một lượng lớn người dùng.
Với những thông tin trên, Hanami đã cung cấp đến mọi người những điều cần biết về OTA trong kinh doanh khách sạn. Hy vọng qua đó các doanh nghiệp có thể áp dụng được tốt nhất OTA vào chiến lược kinh doanh của mình. Và để vận hành OTA hiệu quả cho doanh nghiệp, hãy tìm hiểu về Sale OTA để có cái nhìn rõ hơn nhé!
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả