GDS là một trong những cách hiệu quả để có thể thu hút khách hàng và giúp doanh nghiệp đẩy mạnh thương hiệu trên thị trường quốc tế. Qua bài viết dưới đây, Hanami Hotel Danang sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách GDS hỗ trợ hoạt động kinh doanh khách sạn trên toàn cầu.
Khái niệm hệ thống GDS
Hệ thống GDS là viết tắt của “Global Distribution System”, đây được gọi là hệ thống mạng lưới đặt chỗ được điện toán hóa trên toàn thế giới. Công cụ này cho phép người dùng truy cập được sử dụng để đặt vé máy bay, phòng khách sạn, xe cho thuê và các dịch vụ liên quan khác của đại lý du lịch, các công ty lớn hay các điểm đặt phòng trực tuyến…
Ngoài ra, mạng lưới đặt chỗ còn kết nối mọi dịch vụ thông qua 3 kênh đặt vé chính bao gồm: máy bay, khách sạn, vận chuyển mặt đất và một số hoạt động khác. Hệ thống GDS cung cấp tất cả thông tin đầy đủ về các loại thuế và dịch vụ du lịch hàng ngày để người dùng dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin liên quan.
Hệ thống mạng lưới đặt chỗ được điều hành và kiểm soát bởi hệ thống dữ liệu máy tính hiện đại. Hiện nay có 3 kênh GDS lớn hàng đầu thế giới là: Amadeus, Travelport (Galileo, Apollo, Worldspan), và Sabre.
GDS trong hoạt động kinh doanh khách sạn
Nhờ sự giúp sức của hệ thống mạng lưới đặt chỗ, khách hàng không phải mất thời gian tìm hiểu thông tin hay đặt phòng qua website chính thức của khách sạn mà có thể tìm và đặt phòng trực tiếp trên mạng lưới này. GDS giúp khách sạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm khách hàng tiềm năng với quy mô hoạt động của mình. Trong kinh doanh khách sạn, đây là kênh bán hàng có doanh thu cao. Hiện nay, số lượng khách hàng đặt phòng trên hệ thống GDS ngày càng tăng.
Ngoài ra, hệ thống này có thể tự động cập nhật phòng trống, giá phòng, thống nhất thông tin khi khách hàng đặt phòng trực tuyến, giúp khách sạn tránh nhiều rắc rối trong quá trình bán phòng và các dịch vụ. Phương thức khách sạn bán phòng qua hệ thống mạng lưới đặt chỗ còn gọi là B2B (Business to Business). Do đó, các công ty du lịch lữ hành hợp tác với GDS sẽ nhận thông tin đặt phòng của khách sạn trên hệ thống, bán lại cho du khách và các khách sạn sẽ chi trả cho hệ thống mạng lưới đặt chỗ một phần lợi nhuận hai bên đã thống nhất từ trước.
Lợi ích của việc kết nối khách sạn với GDS
GDS – Nền tảng tập hợp những doanh nghiệp du lịch lớn nhất thế giới
Tích hợp với PMS để cập nhật kho phòng theo thời gian thực
Tiếp xúc nhiều hơn với nhóm khách hàng có thu nhập cao
Là một phần của hệ thống mạng lưới đặt chỗ, khách sạn sẽ tiếp xúc với Tổ chức du lịch chuyên nghiệp, nhắm được mục tiêu khách hàng tiềm năng nhiều hơn, điều mà khách sạn khác khó làm được. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ ngân sách, bạn cũng có thể lựa chọn tham gia vào các dịch vụ định vị trả phí để tăng khả năng hiển thị của mình tới nhiều khách hàng hơn nữa.
Cơ hội tăng doanh thu
GDS cung cấp nhiều cơ hội mới để tăng doanh thu của khách sạn, bao gồm tham gia vào các giao dịch trọn gói hấp dẫn (khách sạn, vé máy bay, cho thuê xe hơi, v.v.), tăng lợi nhuận kinh doanh và lưu trú dài hơn.
Phương thức hoạt động của GDS
Đầu tiên, các khách sạn cần biết rằng các dịch vụ trên hệ thống GDS chỉ có sẵn cho những người dùng được ủy quyền đã được cấp phép và đã đăng ký. Nguyên nhân là do hệ thống mạng lưới đặt chỗ chỉ cho phép các công ty như đại lý du lịch và người đại diện doanh nghiệp đứng ra đặt phòng số lượng lớn.
Tuy nhiên, GDS cũng có chức năng cập nhật kho phòng của họ tới các OTA. Vì vậy, bạn có có thể đồng thời niêm yết phòng trên GDS và bán phòng trên một trang web như Booking.com, Expedia, ivivu…
Chủ sở hữu khách sạn có thể đồng thời cập nhật hai loại giá chính trên hệ thống GDS để đặt phòng khách sạn: giá công khai và giá thương lượng.
- Giá công khai hiển thị và có thể đặt trước cho tất cả các đại lý trong hệ thống mạng lưới đặt chỗ và phụ thuộc vào hoa hồng được trả cho đại lý đặt phòng. Tỷ giá công khai phổ biến là Tỷ giá khả dụng tốt nhất (BAR), Công ty (COR) và Chính phủ (GOV).
- Mức giá thương lượng chỉ hiển thị cho các công ty mà khách sạn của bạn đã có thỏa thuận từ trước. Các đại lý ủy quyền để có thể đặt các mức giá này phải nhập mã khách sạn hệ thống mạng lưới đặt chỗ được gọi là Mã truy cập giá. Vì giá thương lượng dựa trên giá chuẩn, không phải chịu thêm phí hoa hồng.
Ngoài ra, hệ thống mạng lưới đặt chỗ có thể tự động cập nhật phòng trống, giá phòng, thống nhất thông tin khi khách hàng đặt phòng trực tuyến, đồng thời giúp khách sạn tránh nhiều rắc rối trong quá trình bán sản phẩm. Phương thức khách sạn bán phòng qua hệ thống mạng lưới đặt chỗ còn gọi là B2B (Business to Business). Do đó, các công ty du lịch lữ hành hợp tác với hệ thống GDS sẽ lấy thông tin đặt phòng của khách sạn trên hệ thống, bán lại cho du khách và chi trả cho hệ thống mạng lưới đặt chỗ một phần lợi nhuận nhất định.
Hy vọng bài viết GDS hỗ trợ hoạt động kinh doanh khách sạn trên toàn cầu của Hanami đã mang đến cho bạn đọc những thông tin có ích và có thể áp dụng vào kinh doanh khách sạn. Hẹn gặp lại qua các bài viết tiếp theo.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả