TA và OTA? Hiện nay, nhiều khách sạn tại Việt Nam đã áp dụng và thành công thu hút một lượng khách hàng nhờ hai hình thức này. Qua đó đã mở rộng, thúc đẩy ngành du lịch và nâng cao dịch vụ khách sạn tại Việt Nam.
Thông qua bài viết dưới đây, Hanami Hotel Danang sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về hai khái niệm này và cách mở rộng kênh TA và OTA hiệu quả.
TA và OTA là gì?
TA là gì? TA viết tắt của từ gì ?
TA là viết tắt của Travel Agency – thuật ngữ được sử dụng để nói về các công ty, đại lý lữ hành. Các đơn vị này là bên thứ ba giữa người tiêu dùng và các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch, có thể kể đến: các hãng hàng không, nhà hàng…. TA có vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và đơn vị cung ứng.
Ngoài ra, TA còn làm nhiệm vụ khác như: tư vấn khách hàng, lập kế hoạch, lịch trình… rồi bán cho khách hàng, từ đó nhận tiền hoa hồng.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì các đại lý này giúp các đơn vị cung ứng du lịch làm nhiệm lên tour trọn gói bao gồm các dịch vụ như đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi,.. tại địa điểm cụ thể. Sau đó họ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tư vấn và bán giá trọn gói tour.
Bởi vì là tour đã bao gồm tất cả mọi chi phí nên sẽ và không có chi phí phát sinh thêm cộng với rẻ hơn so với đi tự túc nên loại hình đi tour được đông đảo người ủng hộ. Nếu bạn đến 1 điểm du lịch tại một nơi xa lạ, chưa từng tới bao giờ thì lựa chọn an toàn hơn hết vẫn là đi tour của đại lý.
OTA là gì?
OTA là viết tắt của thuật ngữ Online Travel Agency được dùng để nói về đại lý du lịch bán sản phẩm trên Internet. Đây được gọi là các công ty/đại lý trực tuyến. Giống như TA nói ở trên, những công ty OTA không trực tiếp sở hữu các dịch vụ du lịch.
Khác với TA, phương thức bán hàng mà các công ty/đại lý OTA chọn lựa là trực tuyến. Tất cả các giao dịch từ việc đặt dịch vụ cho tới thanh toán đều thực hiện online qua website hoặc app ở trên các thiết bị di động.
Hiện nay, OTA là kênh bán các dịch vụ du lịch nổi tiếng, được nhiều người tin tưởng và sử dụng. Có thể nhắc đến một vài kênh OTA có tiếng ở Việt Nam hiện nay: Booking, Traveloka, ivivu, Mytour…
So sánh TA và OTA
Sự giống nhau của TA và OTA là cả 2 đều là các kênh bán dịch vụ tour du lịch được sử dụng nhiều và được tin tưởng, giúp các đơn vị như khách sạn, nhà hàng,… tiếp cận với khách tiềm năng để tư vấn và bán dịch vụ.
Với mỗi giao dịch thành công, cả hai đều sẽ thu về một khoản hoa hồng theo đúng như thỏa thuận ban đầu.
Bên cạnh đó, TA và OTA cũng có một số khác biệt như sau:
- Nơi bán dịch vụ: Với TA, bán ở phòng trực tiếp, có địa điểm cụ thể. Với OTA, bán theo hình thức online trên các website, các app trên thiết bị di động. Bạn chỉ cần kết nối Internet là có thể bán phòng khách sạn bất cứ đâu.
- Lượng khách hàng tiếp cận: Không như OTA, có thể tiếp cận ở mọi nơi, bất cứ đâu, lượng khách hàng tiềm năng lớn. TA phải phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng và uy tín của doanh nghiệp, không có nhiều tiềm năng như OTA.
- Đối tượng khách hàng tiếp cận: Khách hàng ở độ tuổi trung niên hoặc khách đi theo tour chủ yếu tìm đến TA nhằm tìm kiếm chất lượng dịch vụ tốt. Khách hàng tìm đến OTA chủ yếu là khách hàng trẻ, thành thạo Internet và lựa chọn đi du lịch tự túc để tự trải nghiệm.
- Chi phí hoa hồng: Với TA sẽ thỏa thuận với bên đối tác mức giá hoa hồng phù hợp. Còn với OTA, thường sẽ hưởng 15-20% lợi nhuận cho mỗi giao dịch đặt phòng thành công.
Nên sử dụng TA hay OTA để kinh doanh khách sạn?
Khách sạn muốn có một nguồn doanh thu ổn định, lượng khách hàng ổn định, nên bán phòng qua TA hay OTA?
Tùy vào chiến lược kinh doanh khác nhau của mỗi khách sạn mà lựa chọn TA hay OTA để tăng doanh thu.
Nhiều khách sạn sẽ lựa chọn OTA để hợp tác. Hiện nay lượng phòng bán qua hệ thống OTA chiếm một phần lớn. Internet rất phổ biến. Thông qua kênh bán phòng cho khách sạn, khách hàng sẽ dễ dàng tìm được một căn phòng bản thân mong muốn và nắm bắt thông tin về các dịch vụ của khách sạn.
Sử dụng OTA có một số ưu điểm như: lượng khách tiềm năng lớn, độ phủ sóng toàn cầu, dễ dàng truy cập và tìm kiếm… Tuy nhiên, nếu khách sạn chỉ sử dụng một kênh OTA để bán phòng, khả năng lượng khách du lịch book phòng không nhiều.
Sự thật là TA là kênh bán phòng được nhiều khách sạn tin tưởng và sử dụng. Lý do chính để chọn lựa chính là sự tương tác trực tiếp của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm sẽ tạo cho du khách sự tin tưởng trong lựa chọn khách sạn. Nếu PR và tiếp thị tốt, TA sẽ trở thành một đối tác bán phòng hiệu quả.
Đối với ngành khách sạn, cạnh tranh về lượng khách rất khốc liệt, đặc biệt là những khách sạn cùng phân khúc. Chính vì vậy, việc lựa chọn một kênh tốt sẽ giúp khách sạn tăng doanh thu và giúp khách hàng đưa ra một chọn lựa quan trọng và sáng suốt.
Cách mở rộng mạng lưới TA và OTA hiệu quả cho khách sạn
Mở rộng kênh TA và OTA rất quan trọng đối với khách sạn. Đây là cách quan trọng để khách sạn tăng doanh thu và được biết đến nhiều hơn. Dưới đây, Hanami xin chia sẻ đến bạn cách mở rộng mạng lưới TA và OTA hiệu quả cho khách sạn.
Cách mở rộng kênh TA
Tạo mối quan hệ tốt với các đại lý
Vì TA là phương thức bán phòng khách sạn trực tiếp qua bên trung gian nên các khách sạn nên tạo mối quan hệ tốt với các bên thứ 3 này. Nếu quan hệ hai bên tốt đẹp, khách sạn sẽ có cơ hội trở thành sự ưu tiên trong các lần giới thiệu, mua giới của đại lý với khách hàng.
Thực hiện các chương trình ưu đãi với đại lý và khách hàng
Đối với đại lý, điều họ quan tâm nhất là lợi nhuận khi bán được phòng cho khách sạn. Nếu bạn đưa ra một mức giá không hấp dẫn thì sẽ khó thu hút được họ. Chính vì vậy, trong thời gian đầu nên đưa ra một mức giá hoa hồng nhỉnh hơn đối thủ của mình và giảm giá phòng.
Qua một thời gian, khi lượng khách từ TA đã dần ổn định, bạn có thể tăng giá phòng từ từ và bắt đầu có lợi nhuận từ đó.
Cách mở rộng kênh OTA
Vì OTA là hình thức đặt phòng online, hình ảnh khách sạn trên OTA là ấn tượng đầu tiên để khách hàng nhìn và đưa ra quyết định của mình. Chính vì vậy, nên có những chiến lược phù hợp để mở rộng và phát triển OTA.
Đầu tư vào hình ảnh thương hiệu của khách sạn
Vì khách đặt phòng qua OTA, họ sẽ nhìn vào hình ảnh khách sạn để đưa ra nhận định và đánh giá. Chính vì vậy, khách sạn nên đầu tư về mặt hình ảnh. Một bộ ảnh chỉnh chu, giới thiệu đầy đủ các phòng, các dịch vụ sẽ giúp người xem có ấn tượng.
Nếu tạo được thiện cảm với người đặt phòng, khả năng được chọn sẽ lên tới 35%-40%.
Tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi
Chương trình khuyến mãi là một dịp thu hút khách hàng và có thể tìm kiếm được một lượng lớn đặt phòng và đánh giá tốt từ khách hàng. Nếu làm tốt, bạn có thể được biết đến rộng rãi và lượng book phòng khi hết khuyến mãi cũng ổn định.
Phản hồi, đánh giá của người trải nghiệm
Các trang OTA là nơi để đánh giá trải nghiệm sau khi sử dụng dịch vụ khách . Nên giữ thái độ nhẹ nhàng, hòa nhã với tất cả các bình luận của người đánh giá.
Đối với các bình luận tích cực, bạn nên cảm ơn và tiếp tục giữ đúng tinh thần. Với cách bình luận về lưu trú chưa được tốt, nên xin lỗi sau đó xác nhận lại khuyết điểm và chỉnh sửa cho phù hợp. Một năng lượng tích cực của khách sạn trên trang đánh giá ở các trang OTA cũng là một tiêu chí ghi điểm trong mắt mọi người.
Lời kết
Hy vọng thông qua bài viết Hanami đã chia sẻ sẽ giúp mọi người hiểu TA là gì? OTA là gì? Từ đó, có thể vận dụng để phát triển khách sạn qua các kênh TA và OTA nhằm thu được lợi nhuận cao. Đây sẽ là nguồn thu chủ lực và giúp khách sạn trở nên thu hút khách hơn.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả