Bánh Mì Việt Nam - Kẻ "bặm Bụi" Làm Nức Lòng Khách Ngoại Quốc

Chiều tan ca, tôi mệt lữ người, trời tháng 4 những cơn mưa phùn bắt đầu đổ như thế mà tôi vẫn không ngại phóng con xe máy của mình băng qua quãng đường dài tận 30km để về nhà, bởi cũng đã hơn 1 tuần rồi tôi chưa được thưởng thức món canh chua “lạt nhễ” mà mẹ tôi nấu. Ngang qua con đường nhựa quen thuộc, tôi vẫn thấy nguyên si chiếc ki-ot bán bánh mì của bà Lan nằm chễm chệ trên vỉa hè mặc dù mưa lạnh tạt vào mặt làm mắt tôi cay khè.

Đột nhiên, tôi chậm tay lái, nhìn sang bên phải chiếc ki-ot kia, tôi bắt gặp 2 người ngoại quốc tóc vàng, da trắng, họ mang sau lưng chiếc balo nặng xộc xệch (tôi đoán chắc là dân phượt) và đang cầm 2 ổ bánh mì trên tay ăn ngon lành. Tôi hơi khựng lại một chút, mặc dù tôi đã hạ tay ga xuống mức thấp nhất có thể, vậy mà chiếc xe kiêu kỳ của tôi vẫn cố chấp lao về phía trước. Thế là tôi chỉ kịp chiêm ngưỡng khoảnh khắc ấn tượng đấy chỉ trong vài giây!

banh-mi-phuong

Bạn biết không, mỗi khi nhắc về bánh mì thuần Việt thì con người ta sẽ không quên nhắc đến sự dân dã, mặn mà đến mức “tầm thường” của nó. Một món ăn vỉa hè mang dư vị quen thuộc đối với con người Việt Nam. Nó luôn hiện diện trong mọi tình thế, từ những cô cậu bé học sinh lóc nhóc gặm vội chiếc bánh mì trong khi nghe chiếc trống trường đánh một hồi dài báo hiệu vào lớp, đến những người nông dân lưng trần vất vả ngồi thưởng thức chiếc bánh mì đậm đà giữa trời nắng gắt lúc ban trưa, kể cả những cụ già ngồi trong nhà cũng tranh thủ lúc đợi con đi ruộng về mà móm mém chiếc bánh mì vào buổi chiều xế tà,…Đôi khi cũng bởi vì quá đỗi quen thuộc như thế mà con người ta quên bẵng đi nguồn gốc xuất hiện của nó, và có lẽ bạn cũng không ngoại lệ.

banh mi khong1

TOP 5 điều đặc biệt của bánh mì Việt Nam

1.NGUỒN GỐC CỦA BÁNH MÌ VIỆT NAM

banh mi hoi an

 

Trong giai đoạn lịch sử những năm 1859, khi mà thực dân Pháp đang nuôi kế hoạch đồng hóa dân tộc Việt, những chiếc bánh mì Baguette của Pháp được đưa sang Việt Nam nhằm bổ sung lương thực cho lính Pháp sau những cuộc viễn chinh dài ngày. Loại bánh mì này được phổ biến rộng rãi sau đó và trở thành một món ăn chính cho người Pháp tại Việt Nam. Không lâu sau, dân tộc ta cũng bắt kịp xu hướng lương thực lúc bấy giờ và sử dụng Baguette như là một món bánh ăn bổ sung hay còn gọi là  ăn “chơi”. Nhưng rồi ít năm sau đó, xu hướng tiêu thụ bánh mì ngày càng tăng đến nỗi phương thức chế biến bánh mì truyền thống của Pháp không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng.

Nói đến đây, chắc hẳn một số ít trong chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu rằng: Việc gì phải hưởng ứng xu hướng ẩm thực của bọn thực dân? Điều đó chẳng khác nào chúng ta đang “vui mừng” với kế hoạch đồng hóa Việt Nam của bọn chúng! Trên thực tế, các bạn nghĩ không sai, nhưng nếu bạn là một người có tầm nhìn xa đủ để xét về một phương diện tích cực nào đó khác, bạn sẽ thấy mọi thứ giống như chuyện cổ tích vậy. Bạn hãy nghĩ rằng , bánh mì Việt Nam đã vươn tầm thế giới như thế nào, đã làm dấy động những bạn bè quốc tế ra sao, đã khiến cho các list bình chọn ẩm thực trên các tờ báo thế giới bận rộn đến mức độ nào thì thực sự chúng ta phải nói một lời “Cảm ơn” đến người Pháp. Lịch sử biến động là chuyện của lịch sử, và những điều mà chúng ta tích góp được từ lịch sử thì cần phải trân trọng.

Xem thêm  Gỏi cá Nam Ô Đà Nẵng - Bật mí cách làm món gỏi cá chuẩn vị hết xảy

Tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì do không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ bánh mì lúc đó mà cái tên Bánh Mỳ Thuần Việt được sinh sôi và nảy nở. Phương pháp chế biến bánh mì nướng trên lò than hoặc củi của Pháp không còn đủ công suất để phục vụ cho người tiêu dùng. Chính vì lý do đó mà người Việt mới bắt đầu nghĩ ra phương pháp nướng bánh mì bằng lò cao (Một loại lò nung được làm từ gạch và được nhập khẩu từ Nhật Bản).

Bởi vì được nướng trong nhiệt đồ phù hợp cùng với cấu trúc lò kín khiến hơi nước trong lò không thoát ra ngoài mà làm chất xúc tác cho quá trình nướng bánh nên bánh mì Việt trở nên xốp và mềm ruột hơn so với loại Baguette, mặc khác, vỏ ngoài bánh cũng giòn và kích thước bánh cũng nhỏ hơn, vừa vặn cho xu hướng cách tân “cầm và ăn” của bánh. Những chiếc bánh mì cách tân thuần Việt được ra đời nhờ lối suy nghĩ một cách “nghệ sĩ” của người làm bánh lúc đó. Họ đã tạo ra một dấu ấn quý báu cho chặng đường “phiêu lưu” của bánh mỳ – một loại bánh nhìn “bặm bụi” mà cũng “quý phái” vô cùng!

Mặc dù được cách tân theo kiểu nhỏ gọn và dễ nhai hơn, loại bánh mì mới này vẫn còn được con người lúc đó quen với việc ăn theo kiểu Tây, tức là bánh được cắt lát rồi dùng chung với nước sốt, pate hoặc các loại vị gia đi kèm. Nhưng đến khoảng tầm những năm 1958, khi mà cửa hàng bánh mì đầu tiên của Việt Nam ra đời tại Sài Gòn, được gọi với một cái tên nghe lạ tai là Hòa Mã. Đây cũng là lúc bánh mì Việt được cách tân thêm một lần nữa. Tức là thay vì thưởng thức bánh theo kiểu Tây thì người chủ quán Hòa Mã quyết định cho cả pate, thịt lợn và các loại rau ăn kèm vào chính giữa bánh và kẹp lại. Đấy là một cách sáng tạo không thể ngờ và làm rúng động cả nền ẩm thực Việt Nam lúc bấy giờ do kiểu ăn lạ và độc đáo, dễ cầm và tiện mang đi. 

Trải qua một quá trình “du ngoạn” dài, loại bánh mì Baguette của Pháp không còn được nhắc đến nữa mà thay vào đó là bánh mì “kẹp thịt”- một cái tên quá đỗi thân thương, cuồn cuộn trong đó là cả một tố chất dân dã, đời thực và đáng để chúng ta thoát lên hai từ “Tự Hào”

2.“CHÀNG HOÀNG TỬ” CỦA CHIẾC “BÁNH MÌ KẸP THỊT”!

banh mi vietnam

Định luật thường có câu: Một khi đã tiến về phía trước thì “kẻ thụt lùi” sẽ không thể đánh ngã bạn! Đấy không phải là một quy luật chỉ được chỉ định cho loài người mà các sinh vật hoặc mọi thứ trên cuộc đời này cũng tuân theo quy luật ấy. Và điều mà tôi muốn nhắc đến ở đây không gì khác chính là chiếc “Bánh mì kẹp thịt” mộc mạc kia. Nếu ai đó hỏi tôi điều gì có thể toát lên hết vẻ đẹp của chiếc bánh mỳ thuần Việt, tôi xin được mạn phép so sánh nó giống như một “công chúa lọ lem” trong những câu chuyện cổ tích mà tôi vẫn hay thường nghe lúc nhỏ vậy. Có thể bạn sẽ nghĩ điều đó thật hoa mỹ và màu mè, nhưng sự so sánh đấy là hoàn toàn xứng đáng. Hình ảnh “công chúa lọ lem” của chiếc bánh mỳ kẹp thịt được bộc phát trong nơron của tôi ngay cái lúc tôi bắt gặp hình ảnh 2 người ngoại quốc cao to, da trắng, tóc vàng gặm chiếc bánh mỳ dưới trời mưa như trút nước đó. Và thực sự từ khoảnh khắc ấn tượng ấy, tôi đã nghĩ ngay đến chàng hoàng tử của “nàng công chúa lọ lem” kia, không ai khác chính là “những thực khách Quốc Tế”

3.CHUYỆN “VƯỢT BIÊN” VĨ ĐẠI CỦA CHIẾC BÁNH MÌ VIỆT NAM

banh mi ngon

 

Câu chuyện vươn tầm thế giới của chiếc bánh mì kẹp thịt Việt Nam thực sự là một điều kỳ diệu. Bởi không phải đơn giản mà loại món ăn dễ ưa vị ấy lại lọt vào “mắt xanh” của các nhà báo thế giới. Cụ thể tờ báo Huffington Post đã bình chọn bánh mì Sài Gòn Việt Nam là một trong 10 món ăn đường phố ngon nhất, hay tạp chí du lịch Fodor Mỹ đã bình chọn “Bánh mì kẹp thịt” Việt Nam là một trong 30 loại sandwich đáng nếm thử một lần trong đời, hoặc tờ báo The Guardian (2012) đã phong tặng danh hiệu “Món sandwich ngon nhất thế giới” cho loại bánh mì kẹp thịt thuần Việt của người Việt Nam,…

Xem thêm  Top 10+ chung cư tốt nhất Đà Nẵng mà bạn nên biết

Được xứng danh và vươn rộng ra quốc tế như thế nhưng loại bánh mì dân dã này vẫn thấm đượm tình quê, gốc gác và nguộn cội, cái thứ mà làm xao xuyến bao tâm hồn của người xa quê. Dù đã được biến tấu và cách tân tùy theo đặc thù và thị hiếu của từng thực khách tại những quốc gia khác nhau, nhưng dư vị của loại bánh này vẫn đượm “linh hồn” nơi đất Việt . Bánh mì kẹp thịt – Một kẻ bình dân – dẫu không “nguyên si” nhưng mà “trọn vẹn”, dẫu không “sang trọng” nhưng mà “tinh tế” và “quý phái”.  Dù cho có “lạc” vào một thế giới khác, một nền văn hóa khác, thậm chí là một gout ẩm thực khác thì nó vẫn là một “mảnh tình yêu” da diết đối với con người Việt Nam.

4.THỰC ĐƠN BÁNH MÌ CHO NHỮNG AI CHƯA BIẾT

banh mi viet

 

Bởi vì tồn tại lâu đời dưới một môi trường thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng, chiếc “Bánh mì kẹp thịt” ngày nay đã không còn giữ sự “nguyên si” như cái tên của nó mà thay vào đó là sự xuất hiện đa dạng các loại bánh mì khác nhau. Đại loại như là bánh mì bơ đường, bánh mì chả, bánh mì thịt nướng, bánh mì cá, ốp la, hoặc vô số những phẩm gia đi kèm khác.

Chính điều đó đã mang lại những giá trị khác nhau cho mỗi chiếc bánh mì, và tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng mà chúng ta sẽ lựa chọn loại bánh mì nào, hay ăn loại đó vào thời điểm nào cho phù hợp. Thậm chí, đối với những thực khách “kén chọn” thì việc chọn loại rau ăn kèm cũng là một vấn đề nan giải. Có người thích ăn kèm với rau quế, rau húng, có kẻ thì ưa thì là và dưa leo hơn,… Đó là lý do tại sao mà khi bạn ghé vào một cửa hàng bán bánh mỳ nào đó, người bán sẽ chào hỏi bạn với một câu hết sức thân thương rằng: “Ăn bánh mì gì? Có rau, ớt không?”!

5.KẾT

banh mi khong

 

Đấy là tất cả những gì mà một món ăn “trứ danh” của người Việt mang lại. Việc làm ra một chiếc bánh mỳ đơn thuần thì không khó, chỉ có điều cách để bạn đưa dư âm của chiếc bánh mỳ thuần Việt đấy vào lòng những thực khách mà không hề “pha trộn” mới là nghệ thuật. Và để trở thành “nghệ thuật” thì thật đơn giản, bạn chỉ cần “nêm nếm” một chút vào ổ bánh mì mà bạn đang làm một tâm hồn gắn bó với dân tộc, với con người Việt Nam thuần túy và mặn mà, chỉ thế là đủ!

Nguồn: https://hanamihotel.com/

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả

About The Author

Scroll to Top