Resort Là Gì? Các Thủ Tục Và điều Kiện Kinh Doanh Resort Từ A-Z

Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z

Nếu là một tín đồ du lịch thì chắc có lẽ bạn đã từng nghe qua và biết về Resort. Loại hình này hiện nay rất được khách hàng ưa chuộng và tìm đến mỗi khi đi du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Vậy liệu bạn đã biết các thông tin liên quan đến Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z chưa? Hãy cùng Hanami Hotel Danang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Resort là gì?

Resort có nghĩa là khu nghỉ dưỡng, đây là một loại hình lưu trú và nghỉ dưỡng cao cấp, được xây dựng thành khối hoặc một quần thể các căn  biệt thự hài hòa, độc lập với ngoại cảnh đẹp, phục vụ các nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng. Không gian của resort là sự kết hợp tổng thể giữa các khu vực lưu trú như nhà hàng, hồ bơi, các khu giải trí – thể thao, cây cảnh,…

Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Resort là một nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng

Resort cũng có thể được coi là một loại hình khách sạn, vì vậy sự phân cấp của resort cũng có sự tương đồng. Phụ thuộc vào mức độ tiện nghi và chất lượng dịch vụ mà có xếp resort theo tiêu chuẩn từ 1 -5 sao. Gía của chất lượng và dịch vụ cũng sẽ tăng theo.

5 yếu tố tạo nên loại hình Resort

Kiến trúc đồng bộ và độc đáo

Kiến trúc của resort sẽ thường được xây dựng thành khối có liên kết với nhau hoặc bao gồm các villa độc lập. Hiện nay, kiến trúc của resort được xây dựng theo phong cách nhà chỉ từ 1 tầng đến 2 tầng, nằm cách xa nhau và có thể kết hợp với các vật liệu tự nhiên như gỗ, nứa, tre,… đem đến những cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Resort xây dựng theo phong cách độc đáo

Không gian kiến trúc các khu nghỉ dưỡng không chỉ đơn giản là sự trang trí các phòng hay sắp xếp nội thất mà trong quá trình thiết kế, xây dựng họ luôn đề cao sự thống nhất và nhất quán nhằm nag đến sự hài hòa giữa các khu nhà trong resort, giữa các quần thể khu nghỉ dưỡng với các khung cảnh thiên nhiên xung quanh.

Không gian rộng rãi hòa mình vào thiên nhiên

Một trong những đặc điểm dễ nhận biết nhất của các resort là thường được xây dựng bên cạnh các khu vực đồi núi rộng lớn hay các bãi biển với diện tích lớn lên đến hàng chục ha.

Lý do mà các resort thường được xây dựng cách xa cách khu trung tâm và gần các khu vực biển và đồi núi để đáp ứng các nhu cầu nghỉ dưỡng trong một không gian yên tĩnh, tận hưởng nguồn không khí trong lành, thoáng mát, giúp khách du lịch được hòa mình vào thiên nhiên. Trong một khu resort, phần diện tích nhà ở chỉ chiếm một phần nhỏ, chủ yếu là phần ngoại cảnh được chăm sóc và bảo vệ một cách kĩ càng.

Resort là nơi phục vụ khách hàng có điều kiện kinh tế

Đối với loại hình dịch vụ lưu trú này, đối tượng khách hàng chủ yếu thường là những khách hàng doanh nhân, người làm trong ngành giải trí, kinh doanh… những người có khả năng chi trả cao và không giống như những loại hình lưu trú thông thường khác. Tại đây, mọi nhu cầu của du khách thường được đáp ứng hoàn toàn và vô điều kiện, bên cạnh đó chất lượng dịch vụ rất cao, đảm bảo sự hài lòng đến từng khách hàng.

Resort mang trong mình những nét văn hóa độc đáo của địa phương

Đa số những ý tưởng thiết kế của một số khu resort thường đến từ các địa phương nơi xây dựng các resort đem đến sự độc đáo, tạo điểm nhấn riêng cho từng khu resort.

Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Resort mang đậm nét văn hóa địa phương

Tại Việt Nam, đất nước nổi tiếng với sự đa dạng văn hóa vùng miền đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư có ý tưởng xây dựng các khu resort có những ý tưởng độc đáo, bên cạnh đó vẫn giữ được những nét độc đáo của vùng miền.

Chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế

Phần lớn các resort tại Việt Nam hiện nay hoạt động theo hình thức liên doanh quản lý bởi các tập đoàn khách sạn quốc tế hoặc do doanh nghiệp nước ngoài rón vốn vào đầu tư xây dựng.  Vì vậy, các resort thường tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế được quy định rõ ràng về trang phục, cách ứng xử, quy trình phục vụ,…

Chính vì được quản lý bởi các tập đoàn nước ngoài nên đội ngũ nhân sự trong các khu resort được yêu cầu cao với mục đích đem đến cho khách hàng một trải nghiệm tốt nhất, tuyệt vời nhất.

Một số mô hình kinh doanh Resort phổ biến hiện nay

Property Resort ( khu nghỉ dưỡng tiện lợi)

Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Khách sạn trở thành khu nghỉ dưỡng tiện lợi

Hiện nay, một số khách sạn ở trung tâm thành phố trên khắp thế giới đang cải tiến thêm nhiều dịch vụ và các tiện ích để trông giống như một khu nghỉ dưỡng tiện lợi. Điều này có nghĩa là các khách sạn sẽ thêm vào các dịch vụ như: casino, rạp chiếu phim, khu mua sắm,… Các khách sạn như thế này được gọi là khu nghỉ dưỡng tiện lợi.

Destination Resort ( khu nghỉ dưỡng khép kín)

Khu nghỉ dưỡng khép kín sẽ được phân nhánh thành hai khu đó là khu du lịch nghỉ mát (Vacation resort) và Sòng Bạc (Casino). Sự phân loại này giúp thiết kế Resort được rõ ràng và hữu ích nhất như sau:

Vacation Resort (Khu du lịch nghỉ mát)

Những khu resort này được thiết kế độc đáo đan xen giữa các căn hộ, biệt thự và phân định theo điểm hấp dẫn và các tiện ích chính đối với du khách.

  • Khu du lịch chuyên ngành: Đây là khu bao gồm các hình thức vui chơi giải trí thú vị để thu hút được nhiều du khách.
  • Khách sạn hội nghị: Cung cấp công nghệ tiên tiến và các tiện ích như các dịch vụ hội họp, khách sạn hội nghị, khu du lịch chuyên ngành, sân golf, tennis resort, phòng triển lãm, nhà hàng, cơ sở,…
Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Khu nghỉ mát có hai khu vực 

Sòng bạc (Casino)

Khu nghỉ dưỡng Casino có rất nhiều tiện ích như spa chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, sân golf, các nhà hàng đặc sản, game kinh doanh khu resort truyền thống…và nhiều dịch vụ tiện ích hiện đại khác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Loại hình khu nghỉ dưỡng khép kín phát triển mạnh mẽ ở các nước đang phát triển.

Xem thêm  Overbooking trong khách sạn là gì? Ưu điểm, nhược điểm của Overbooking

Market Resort ( Khu nghỉ dưỡng phức hợp)

Khu nghỉ dưỡng phức hợp về cơ bản được dùng để mô tả một khu nghỉ dưỡng có đầy đủ những tiện ích và các dịch vụ chính nhất, tất cả được tích hợp trong một quy mô khép kín và có mối quan hệ cộng sinh với một hoạt nhiều địa điểm khác trong lĩnh vực du lịch nhằm mục đích mang lại những trải nghiệm thú vị nhất cho tất cả du khách.

Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
resort phức hợp này có khuynh hướng phát triển mạnh

Khu nghỉ dưỡng phức hợp chính là loại hình nghỉ dưỡng cao cấp trong lĩnh vực tham quan du lịch và hiện góp mặt trong các mô hình resort mini trở thành xu hướng trên thế giới. Chính vì vậy, mô hình resort phức hợp này có khuynh hướng phát triển mạnh.

Điều kiện kinh doanh Resort tại Việt Nam

Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Cần những điều kiện gi để kinh doanh Resort

Để có thể kinh doanh Resort tại Việt Nam, cần đáp ứng các điều kiện về kinh doanh bất động sản như sau:

Điều 9: Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh

1. Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

2. Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Các điều kiện kinh doanh

Điều 10: Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản

1.Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 12: Yêu cầu đối với dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh

1. Dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn và phải theo kế hoạch thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trình tự, thủ tục đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, đô thị, nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Dự án đầu tư bất động sản phải được thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Điều 13: Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản

1. Thực hiện việc đầu tư xây dựng, kinh doanh, quản lý khai thác dự án bất động sản theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm nguồn tài chính để thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được phê duyệt.

3. Chỉ được phép bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi đã hoàn thành xong việc xây dựng nhà, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực; trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của nhà, công trình xây dựng đó.

4. Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

5. Không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản.

Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Cá nhân. tổ chức nước ngoài cần những gì khi kinh doanh resort tại Việt Nam

Điều kiện dành cho các cá nhân tổ chức nước ngoài đầu tư resort tại Việt Nam:

Ngoài ra, có thắc mắc rằng cá nhân hay tổ chức nước ngoài có thể được sở hữu Resort ở Việt Nam không? Hãy cùng xem những điều kiện kinh doanh resort ở Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

Điều 10: Luật kinh doanh bất động sản hiện hành của Việt Nam (năm 2006) quy định phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản trong phạm vi sau đây:

–  Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng;

– Kinh doanh dịch vụ bất động sản gồm: dịch vụ môi giới, đánh giá, sàn giao dịch, tư vấn, đấu giá, quảng cáo và quản lý bất động sản.

Mặt khác theo điều 125: Luật Nhà ở năm 2006 của Việt Nam quy định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó. Thời hạn được sở hữu nhà ở là thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, sau khi hoàn thành việc xây dựng theo dự án, chủ đầu tư được quyền bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Người mua nhà ở của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản này được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán phải nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo như quy định của pháp luật đã nói ở trên thì một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài có thể được sở hữu Resort ở Việt Nam. Với điều kiện tổ chức này phải bỏ vốn đầu tư dự án thành lập khu nghỉ dưỡng 100% và tuân thủ các điều kiện pháp lý như quyền sử dụng đất, năng lực tài chính, vốn đầu tư,…thì khu resort sẽ thuộc quyền quản lý của tổ chức nước ngoài đó.

Quy trình và thủ tục xin giấy phép kinh doanh Resort

Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Quy trình và thủ tục kinh doanh

Điều kiện để kinh doanh resort cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ thiết yếu sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận an toàn phòng cháy, chữa cháy.
  • Giấy chứng nhận an toàn an ninh – trật tự.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với những resort kết hợp kinh doanh nhà hàng thực phẩm).
Xem thêm  GDS hỗ trợ hoạt động kinh doanh khách sạn trên toàn cầu

Các bước tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh Resort

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh resort. Theo quy định, thủ tục xin giấy phép kinh doanh resort của bạn cần phải cam kết thực hiện đủ các điều kiện về an ninh, trật tự và chuẩn bị đủ các giấy tờ sau:

    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có hiệu lực).
    • Bản khai lý lịch người đứng đầu theo pháp luật của cơ sở hoặc bản khai nhân sự
    • Danh sách những người làm trong cơ sở hoặc bộ phận ngành, nghề kinh doanh của cơ sở.
    • Biên bản kiểm tra của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
    • Sơ đồ cơ sở kinh doanh resort.
Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Các bước tiến hành

Bước 2: Dịch thuật và công chứng các giấy tờ liên quan.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh Resort cho cơ quan chức năng.

Bước 4: Khi nhận được hồ sơ hợp lệ, chủ kinh doanh sẽ nhận được giấy phép kinh doanh dịch vụ Resort.

Những trường hợp không được kinh doanh resort

      • Một tổ chức hay cá nhân bị luật doanh nghiệp, văn bản pháp luật cấm các hoạt động kinh doanh sẽ không được phép kinh doanh resort.
      • Chưa đủ 18 tuổi hoặc những người bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự và nghiện ma túy.
      • Người đã bị khởi tố hình sự do các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.
      • Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương, đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, tù án treo, người đang trong thời gian tạm hoãn phạt tù, đưa vào cơ sở giáo dục và chữa bệnh.
      • Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc những người có mức án tư 10 năm trở lên.

Một số kinh nghiệm cho người mới bắt đầu kinh doanh Resort

1.Viết kế hoạch kinh doanh để phục vụ như một phương châm, vừa dễ giám sát vừa tạo cho bạn có tổ chức trong quy hoạch thực hiện của khu nghỉ mát.

  • Xác định vị trí xây dựng khu resort, những loại hình nào hấp dẫn du khách mà bạn có thể cung cấp.
  • Vị trí bãi biển sẽ phục vụ cho nhu cầu tắm nắng, bới và lướt sóng.
  • Quyết định resort lớn thế nào và tiêu chuẩn mấy sao: resort 4 sao, resort 6 sao, resort 5 sao, resort 7 sao…hoặc nếu bạn đã có kệ hoặc sẽ mở rộng trong tương lai.

2. Tùy thuộc vào vị trí của resort, pháp luật khu phố hoặc quận để yêu cầu duy trì giấy phép kinh doanh. Nộp một ứng dụng cho phép chạy một vị trí khu nghỉ mát.

Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Một số kinh nghiệm

Nếu có cung cấp dịch vụ bổ sung như spa, nhà hàng,…cần phải áp dụng cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép bổ sung cần thiết.

Thiết lập doanh nghiệp kiểm tra tài khoản với dịch vụ thanh toán và có thể tham khảo thêm ý kiến của một kế toán thuế bạn biết giúp thiết lập hỗ trợ ngân sách và nộp thuế như một kinh doanh khu nghỉ mát.

3. Bảo đảm tài chính cho khu nghỉ mát là yếu tố quan trọng. Áp dụng một khoản vay kinh doanh từ ngân hàng của bạn hoặc người cho vay thương mại chuyên về tài trợ bất động sản khu du lịch thương mại.

Hãy nói chuyện với các nhà đầu tư, nếu áp dụng thì nên lập ra một kế hoạch cụ thể để có thể nhận được tất cả các khoản tiền, giúp bạn bắt đầu xây dựng khu nghỉ mát. Đừng quên tạo ra một hợp đồng phác thảo hay một lịch trình trả nợ cho bất kỳ khoản tiền bạn nhận được.

4. Lên kế hoạch cần có bao nhiêu nhân viên khi mở khu resort nghỉ mát, đồng thời quảng cáo việc làm trong các tờ báo địa phương.

  • Hợp đồng với một công ty nhân sự hoặc công ty biên chế, để giúp công việc quản lý các quyền lợi nhân viên và các khoản thanh toán một cách tốt nhất.
  • Nhân sự có thể thay đổi theo thời gian từ kích thước cho tới những tiện ích trong khu nghỉ mát . Nhân viên chào đón khách tại quầy lễ tân và nhân viên bảo dưỡng chăm sóc trong khu resort vô cùng quan trọng.
Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z
Kinh nghiệm cho người mới bắt đầu

5. Hoàn thành  tất cả các dự án xây dựng và tu sửa khi cần thiết, đảm bảo khu resort sẽ mang lại sự thoải mái nhất cho mọi khách hàng.

  • Hãy liên hệ với đại lý bảo hiểm thương mại để thành lập chính xác bảo hiểm bảo vệ tài sản, nhân viên và khách hàng.
  • Chạy thử khu nghỉ mát bằng cách mời bạn bè, người thân gia đình ở lại để đóng vai trò là khách.
  • Đảm bảo mọi quy trình và thủ tục hoạt động một cách tốt nhất trước khi làm công tác quảng cáo resort của mình để mở kinh doanh

Hy vọng những thông tin từ bài viết Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z của Hanami sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để xây dựng và phát triển một homestay của riêng mình nhé! Hẹn gặp lại qua các bài viết tiếp theo!

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả

About The Author

Scroll to Top