Nếu ai đã từng đến Huế hoặc nghe đến Huế chắc hẳn cũng sẽ biết đến vùng đất Cố Đô nổi tiếng với cầu Tràng Tiền hay còn được gọi là Cầu Trường Tiền. Sở dĩ cây cầu có tên này là do những năm tháng lịch sử phía đối diện tả ngạn của cầu có 1 xưởng để đúc tiền dưới thời triều Nguyễn. Cầu Tràng Tiền – nơi được cho là từng chứng kiến bao thăng trầm của lịch sự và là một phần ký ức của người dân Cố đô mỗi khi nhắc về cây cầu này.
Dẫu có bao nhiêu lần thay đổi, bao nhiêu lần tu sửa, hay qua bao nhiêu biến cố lịch sử thì Cầu Tràng Tiền vẫn giữ được hình dáng mềm mại mà duyên dáng trong khung cảnh thơ mộng như những cô gái Huế với tà áo dài tím thướt tha đang phấp phới bay trong gió. Với những hình ảnh đẹp mà nên thơ của cầu Trường Tiền mà từ đó các nhà thơ đã viết nên hai câu thơ:
Cầu Tràng Tiền – chứng nhân lịch sử
Cũng như cầu Long Biên ở Hà Nội được bắc ngang qua dòng sông Hồng, thì cầu Tràng Tiền là cây cầu đầu tiên được bắc ngang qua sông Hương ở Huế. Cuối thế kỷ XIX, cầu Tràng Tiền là chiếc cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương, được xây dựng bởi nhà kiến trúc sư nổi tiếng, người đã xây dựng nên biểu tượng tháp Eiffel ở Pháp. Cây cầu với kết cấu được làm từ thép có chiều dài là 402, 60m, bao gồm 6 nhịp dầm thép có hình dạng vành lược, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.
Lúc xây dựng, cầu Tràng Tiền không có lối đi bộ, là nơi để nối liền bờ Bắc và bờ Nam thời bấy giờ, dành cho vận chuyển hàng hóa. Đến thời vua Bảo Đại, đã xem xét và trùng tu lại mở lối đi bộ hai bên cầu cho người dân thuận tiện đi lại. Tuy nhiên, trong 1 trận chiến ác liệt một quả bom đã đánh dội thẳng xuống làm cây cầu này gãy hai ở phía tả ngạn sông Hương.
Sau đó, cầu Tràng Tiền lại được sửa chữa lại thêm một lần nữa. Đỉnh điểm là Tết Mậu thân năm 1968, cái năm mà người Huế không thể nào quên được, vì bị thực dân Pháp đánh chiếm, người dân bỏ chạy tán loạn, người này dẫm đạp lên người kia mà chạy, người chết nhiều vô kể. Vừa chạy đến đâu, bom lại dội xuống đến đấy, bom phá nát mọi thứ mà nó đi qua kể cả cây Cầu Tràng Tiền, cây cầu lại một lần nữa bị gãy đôi và trong lúc chờ để tu sửa lại, người ta đã dựng tạm một chiếc phao để nối liền 2 bờ Bắc – Nam Huế để người dân thuận tiện đi lại, giao chuyển hàng hóa, lương thực.
Khi chiến tranh kết thúc và hòa bình đến với người dân Cố đô thân thương, thì cũng là lúc cây cầu bắt đầu được trùng tu và tu sửa trong vòng 5 năm từ 1991 đến 1995 thì hoàn thành. Mỗi lần khách du lịch đến tham quan Huế là lại ghé cầu Tràng Tiền để lưu giữ được những tấm ảnh đẹp cho mình. Cây cầu Tràng Tiền như là một biểu tượng cho sự thơ mộng của Cố Đô mỗi khi ánh bình minh bắt đầu ló dạng, hay hoàng hôn đang dần tắt sau dãy núi Ngự Bình hùng vỹ.
Nhìn những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông vào những ngày chói chang, lững thững thuyền trôi dưới dòng làm cho cầu thêm phần lặng lẽ, bình yên đến chi lạ. Khi tản bộ hai bên của cầu, lối đi dành cho người đi bộ, bạn như được chứng kiến và thấu hiểu hết những năm tháng sống dưới bom đạn, lo sợ, và sự phục hồi của cây cầu kỳ diệu như thế nào.
Cầu Tràng Tiền – Người bạn thân thương của bao thế hệ người dân xứ Huế
Người Huế thân thiện và hiền hòa lắm, nếu bạn đang tản bộ mà tình cờ bắt chuyện với những người trung tuổi để biết thêm một phần lịch sử của cây cầu Tràng Tiền này, thì họ không ngại ngần mà kể hết cho bạn nghe đâu, bởi họ đã sống dưới thời đó và chứng kiến hết toàn bộ khung cảnh chịu sự xâm chiếm đô hộ của thực dân lúc bấy giờ. Đối với họ, đó là những kỷ niệm đẹp hoặc có thể là kỷ niệm buồn khi đã mất đi người thân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân đô hộ.
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy những thiếu nữ mặc những chiếc áo dài tím lịm, tay cầm chiếc nón bài thơ đang tạo dáng bên cầu Tràng Tiền, hay vào chiều khi hoàng hôn đang dần khuất đi thì cũng là giờ tan tầm của các nữ sinh cấp ba mặc những chiếc áo dài thướt tha đang đạp xe ngang cầu Tràng Tiền để vội vã về nhà sau những giờ học căng thẳng trên trường, bạn sẽ thấy hình ảnh ấy thật đẹp làm sao.
Vào mùa hè, khi hàng ngàn bông hoa khác đang nở rộ khoe sắc hương, thì đâu đó bên dòng sông Hương dịu dàng lại được tô điểm bởi những nhành hoa phượng nở đỏ rực, đang buông một phần nhánh xuống sông như đang e thẹn trước vẻ đẹp của dòng sông Hương. Từ xa, những hình ảnh ấy lại càng làm nổi bật thêm cho dải lụa thướt tha vắt ngang đôi bờ Sông Hương thơ mộng ấy.
Ban ngày thì Huế khá bận rộn vời dòng người, xe cộ đang hối hả đi học, đi làm,… Nhưng khi màn đêm buông xuống, Huế lại càng đẹp hơn, yên bình hơn và đặc biệt cây cầu Tràng Tiền lại càng lung linh, huyền ảo hơn khi được tô điểm thêm bởi những gam màu sắc của ánh đèn thay đổi liên tục, như đang thay một màu áo mới sau một ngày dài mệt nhọc. Đứng trên cầu Tràng Tiền nhìn xuống, bạn sẽ thấy được những chiếc thuyền Rồng đang êm ả trôi trên dòng sông Hương, đâu đó vang lên những bài hò Huế quen thuộc.
Những trải nghiệm trên cầu Trường Tiền – Huế
Dạo bộ trên cầu
Đi bộ dưới cầu Trường Tiền là điểm mà bất cứ du khách nào đến Huế đều không thể bỏ qua. Lang thang dọc bên bờ sông và cảm nhận từng làn gió bay ngang qua bạn như được thư giãn vô cùng dễ chịu.
Nhìn ngắm khung cảnh cầu như một minh chứng của lịch sử một thời đã qua. Nhìn những làn người lướt qua nhau bạn sẽ cảm nhận được sự hiền dịu đến bình dị của người dân xứ Huế.
Chek-in sống ảo với hàng phượng rũ ngang bên cầu
Check-in sống ảo với cây cầu Tràng Tiền là điểm mà bạn không thể nào bỏ qua. Những thiếu nữ với tà áo dài ghi dấu ấn thật đêm bên cây cầu sẽ cho ra nhiều bức hình lung linh. Đặc biệt kết hợp với nét đẹp của Huế các bạn sẽ trở nên thanh lịch, dễ thương hơn nhiều.
Dạo chơi, khám phá chợ đêm dưới cầu
Phố đi bộ và chợ đêm Nguyễn Đình Chiểu dưới chân cầu là nơi để hội tụ nhiều bạn trẻ. Những tiếng đàn ghi-ta, âm nhạc đường phố của các bạn sinh viên Huế sẽ tạo nên điểm nhấn mà bạn không thể nào quên khi đến địa điểm này nhé.
Dạo bộ bên cầu gỗ lim bên cạnh cầu về đêm
Công trình bạc tỷ tại Huế mà bạn phải ghé thăm là cầu gỗ lim. Đây là nơi sầm uất mỗi khi màn đêm buông xuống. Những đàn người đi dạo qua về vô cùng đông đúc sẽ khiến bạn cảm nhận được khung cảnh về đêm của nơi đây.
Lời Kết
Đối với người con xa xứ, sau khi trở về Cố Đô, trở về nhà sau những chuỗi ngày dài làm việc xa quê, được thưởng thức những món ăn đậm chất Huế: bún bò Huế, cơm Hến Vỹ Dạ, hay những bịch kẹo mè xửng dẻo thơm thì cảm giác như muốn mang cả Huế đi cùng. Những bài hò Huế quen thuộc của các nghệ nhân ca Huế càng làm cho người nghe thêm lắng đọng và thật nhiều cảm xúc trong đó.
Cầu Tràng Tiền vừa là minh chứng lịch sử thời kháng chiến lúc bấy giờ, vừa là phần kỷ niệm không bao giờ quên của mỗi con người Huế và cũng là một biểu tượng mà mỗi khi ai nhắc đến Huế đều cũng biết, đến Huế đều phải ghé thăm. Huế tuy tấp nập, dòng người cùng xe cộ tấp nập vậy thôi nhưng ai đến rồi cũng phải thốt lên rằng: Huế bình yên đến lạ! Đi một lần lại muốn đi thêm lần nữa, vì cảm giác dù có đi đâu thì cũng có gia đình đều đang chờ mình ở nhà.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả