Bỏ Túi Những Kinh Nghiệm Làm Buồng Phòng Khách Sạn - HanamiHotel.Com

Bỏ túi những kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn

Vệ sinh khách sạn, đặc biệt là buồng phòng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để mang lại sự hài lòng và thu hút khách hàng. Một không gian nghỉ ngơi thư giãn, sạch sẽ và thơm tho không chỉ tạo cảm giác thoải mái cho du khách mà còn phản ánh chất lượng dịch vụ của khách sạn. Hãy cùng Hanami khám phá những kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn “quý báu” giúp nhân viên buồng phòng nâng cao chất lượng công việc và mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho mỗi khách hàng!

Nhân viên buồng phòng là gì?

kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn
Bỏ túi những kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn

Nhân viên buồng phòng theo thuật ngữ của ngành chính là Housekeeping. Để giúp cho không gian khách sạn, phòng ốc luôn được tiện nghi, sạch sẽ và thông thoáng rất cần đến công việc của các nhân viên buồng phòng. Từ dọn dẹp phòng, thay ga trải giường, làm sạch phòng tắm, cung cấp các vật dụng cần thiết và làm các công việc liên quan đến vệ sinh và sắp xếp trong phòng nghỉ đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và hoàn hảo nhất.

Nhân viên buồng phòng khách sạn là những người luôn làm việc thầm lặng, giúp cho khách hàng cảm thấy khách sạn như ngôi nhà thứ hai của mình. Bên cạnh đó, mỗi một khách sạn đều có một tiêu chuẩn riêng và nhiệm vụ của nhân viên buồng phòng khi làm việc là phải tuân thủ theo để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn
Nhân viên buồng phòng

Những công việc phải làm của nhân viên buồng phòng 

Vệ sinh và dọn dẹp phòng theo tiêu chuẩn của khách sạn

  • Nhân viên buồng phòng sẽ tháo ga, vỏ gối và chăn ra khỏi giường. Sau đó, họ sẽ làm sạch và làm mới ga giường, vỏ gối và chăn trước khi bố trí lại lên giường một cách gọn gàng, ngăn nắp.
  • Làm sạch và lau chùi các bề mặt như bàn làm việc, tủ quần áo, đèn, điều khiển từ xa và các đồ nội thất khác trong phòng.
  • Dọn dẹp và bảo  vệ sinh nhà tắm bao gồm làm sạch các thiết bị như vòi sen, bồn tắm, lavabo, gương, và toilet cùng các bề mặt khác. Đồng thời, nhân viên còn phải thay đổi các vật dụng như khăn tắm, xà phòng, giấy vệ sinh và bổ sung các tiện ích như tạp chí, văn phòng phẩm và giấy lau tay để đảm bảo rằng khách hàng có đầy đủ tiện nghi và dụng cụ cần thiết trong phòng.
  • Dọn và đổ rác từ thùng rác trong phòng, gạt tàn thuốc lá và làm sạch các khu vực hút thuốc (nếu có).
  • Rửa sạch và làm sạch ly, cốc uống nước để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và sẵn sàng sử dụng cho khách hàng.
  • Vệ sinh và bảo dưỡng các trang thiết bị và khu vực dịch vụ như máy lạnh, TV, điều hòa không khí, thang máy và các khu vực công cộng hàng ngày để đảm bảo chúng hoạt động tốt.
  • Kiểm tra hoa trong phòng khách và hành lang, tưới nước cho chúng (nếu cần) và gọi thay thế hoa mới nếu hoa cũ đã héo và không còn tươi. 
kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn
Vệ sinh và dọn dẹp phòng theo tiêu chuẩn của khách sạn
  • Thực hiện các yêu cầu đặc biệt từ khách hàng như đổ gạt tàn, trải lại giường, đánh giày và cung cấp các dịch vụ trọn gói và không trọn gói khác theo yêu cầu của khách.
  • Khi làm vệ sinh các phòng trống, nhân viên buồng phòng sẽ kiểm tra tất cả các trang thiết bị trong phòng để đảm bảo chúng hoạt động tốt. Sau đó, báo cáo lại mọi sự cố cho quản lý và bổ sung các đồ dùng còn thiếu và chuẩn bị phòng sẵn sàng cho khách vào lưu trú.
  • Hàng ngày chuẩn bị xe đẩy và các dụng cụ làm phòng trước khi bắt đầu làm việc để đảm bảo rằng họ có đầy đủ các công cụ cần thiết để làm việc.
  • Hoàn thành và nộp lại bản báo cáo hàng ngày cho quản lý hoặc nhân viên văn phòng. Bản báo cáo này thông báo về các công việc đã hoàn thành và ghi nhận bất kỳ sự cố nào trong quá trình làm việc.
  • Nhận chìa khóa, danh sách các phòng được phân công và các chỉ dẫn từ quản lý trước khi bắt đầu ca làm việc và khi kết thúc ca làm việc, họ sẽ hoàn trả lại chìa khóa và báo cáo lại cho quản lý.
  • Báo cáo ngay cho giám sát viên về bất kỳ trang thiết bị bị hỏng và những người khách khả nghi trong khu vực phòng khách để đảm bảo an ninh và an toàn trong khách sạn.
  • Thực hiện việc thống kê đồ vải hàng tháng trong khách sạn. Điều này bao gồm kiểm tra số lượng và tình trạng của các món đồ vải như khăn tắm, khăn mặt, ga trải giường, áo choàng tắm và báo cáo lại tình trạng cho quản lý.
  • Có thể nhận đồ giặt của khách, kiểm tra cẩn thận và đảm bảo trả lại chính xác vào phòng khách. Đảm bảo rằng khách hàng nhận lại đồ giặt của mình một cách đúng hẹn và không có sự mất mát hay nhầm lẫn.
Xem thêm  Hướng dẫn cách làm trứng gà nướng thơm ngon, béo ngậy tại nhà

Các nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên buồng phòng có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và chính sách của từng khách sạn. Vai trò của nhân viên buồng phòng không chỉ đơn thuần là dọn dẹp phòng mà còn là nền tảng quan trọng trong việc cung cấp trải nghiệm lưu trú tốt nhất cho khách hàng tại khách sạn.

Kiểm tra phòng sau khi khách check-out

  • Kiểm tra minibar trong phòng khách để xác định xem khách hàng đã sử dụng bất kỳ đồ uống hay đồ ăn nào từ đó. Và ghi lại danh sách các mặt hàng đã sử dụng để cung cấp thông tin chính xác cho nhân viên lễ tân hoàn thành thủ tục check-out của khách hàng.
  • Nhân viên sẽ kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị trong phòng khách như TV, điều hòa không khí, đèn, máy sấy tóc và các thiết bị khác. Sau đó, báo cáo lại cho nhân viên lễ tân nếu phát hiện bất kỳ thiết bị nào bị hỏng hoặc cần được bảo trì.
kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn
Kiểm tra phòng sau khi khách check-out

Việc cung cấp thông tin chính xác và trung thực về kiểm tra minibar và tình trạng hoạt động thiết bị cho nhân viên lễ tân là một phần quan trọng trong quản lý và xử lý thanh toán cho khách hàng tại lễ tân. Thông tin này sẽ được sử dụng để tính toán tổng cước phòng và xử lý thanh toán của khách hàng.

Những kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn

Xử lý tình huống 

  • Nhân viên buồng phòng sẽ đối mặt với các tình huống phát sinh như khách hàng treo biển “Xin đừng làm phiền! (Do not Disturb!)” quá lâu hoặc vượt quá khung giờ quy định. Trong trường hợp này, phải báo cáo ngay cho giám sát ca trực để xử lý kịp thời và đảm bảo sự riêng tư và thoải mái cho khách hàng.
  • Nếu phát hiện khách hàng bị thương hoặc đau ốm trong phòng, chủ động thăm hỏi tình hình sức khỏe của khách hàng và đưa ra các biện pháp hỗ trợ y tế cần thiết. 
kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn
Xử lý tình huống
  • Trường hợp khách hàng mất chìa khóa hoặc có đồ thất lạc trong phòng, nhân viên buồng phòng sẽ giúp đỡ khách hàng để tìm lại chìa khóa hoặc liên hệ với nhân viên lễ tân, các bộ phận liên quan khác để hỗ trợ khách hàng trong việc này.
  • Trong trường hợp xảy ra các tình huống như khách hàng bị mất trộm hoặc xảy ra hỏa hoạn, nhân viên buồng phòng sẽ phối hợp với các bộ phận khác trong khách sạn như bảo vệ, quản lý khách sạn hoặc cơ quan chức năng để xử lý tình huống một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn cho khách hàng và tài sản của khách sạn.

Các kỹ năng quan trọng cần có

  • Sức khỏe tốt: Việc dọn dẹp không hề dễ dàng và đơn giản như bạn nghĩ. Muốn làm nhân viên buồng phòng, bạn phải có sức khỏe tốt. Bạn cần phải đủ sức khỏe và linh hoạt để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong thời gian quy định.
  • Kỹ năng giao tiếp: Làm việc trong môi trường khách sạn yêu cầu nhân viên buồng phòng phải có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng và các đồng nghiệp. Việc hiểu và phản hồi chính xác vào những yêu cầu của khách hàng là rất quan trọng.
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian: Để có thể hoàn thành công việc đúng hạn và hiệu quả, nhân viên buồng phòng cần phải tổ chức công việc một cách có hệ thống và biết phân bổ thời gian hợp lý cho từng phòng.
  • Biết ngoại ngữ: Đặc biệt là tiếng Anh cơ bản để có thể hiểu được yêu cầu của những vị khách nước ngoài. 
Xem thêm  10 Khách sạn 4 sao Đà Nẵng tốt nhất
kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn
Các kỹ năng quan trọng cần có khi làm nhân viên buồng phòng
  • Kỹ năng quan sát: Do tính chất công việc đòi hỏi khắt khe, nhân viên dọn vệ sinh cần có khả năng quan sát cẩn thận và nắm rõ tình trạng hiện tại của phòng để quản lý mọi việc theo đúng tiêu chuẩn và báo cáo chính xác cho quản lý để tránh những thiếu sót xảy ra.
  • Linh hoạt giờ làm việc: Khi làm trong lĩnh vực dịch vụ, giờ làm việc của nhân viên buồng phòng cũng bị ảnh hưởng bởi khách hàng. Nếu muốn giữ công việc của mình, bạn phải chấp nhận những thay đổi về giờ làm việc, chẳng hạn như ca đêm hoặc làm thêm giờ trong thời gian cao điểm, theo yêu cầu của quản lý. 
  • Có sự đam mê, yêu thích với công việc: Tất nhiên người quản lý nào cũng mong muốn tìm được những nhân viên có tâm huyết và đam mê với công việc, và nhân viên buồng phòng là một trong số đó. Bởi nếu làm việc bằng niềm đam mê, năng suất và hiệu quả công việc của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

Yêu cầu đối với nhân viên buồng phòng

  • Tôn trọng sự riêng tư của khách, không can thiệp vào đồ đạc cá nhân hoặc không tiết lộ thông tin cá nhân của khách.
  • Nhân viên buồng phòng phải tôn trọng phong tục, tập quán riêng của khách, không làm bất kỳ việc nào gây phiền hà hoặc xúc phạm đến khách.
  • Nhân viên buồng phòng nên làm việc một cách nhẹ nhàng và tránh làm tiếng ồn để đảm bảo sự yên tĩnh cho khách nghỉ ngơi.
kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn
Yêu cầu đối với nhân viên buồng phòng
  • Khi gặp các yêu cầu không thể thực hiện hoặc không phù hợp, nhân viên buồng phòng cần biết từ chối một cách lịch sự và tìm cách giải quyết tình huống một cách khéo léo.
  • Nên gõ cửa lịch sự trước khi vào phòng, chỉ dọn phòng khi khách đồng ý và chào khách sau khi hoàn thành công việc.
  • Luôn thể hiện sự niềm nở, thân thiện và tôn trọng đối với khách hàng. Ngoài ra, họ cũng nên tránh đi chung thang máy với khách và không vượt qua đoàn khách để duy trì tính lịch sự và sự riêng tư của khách.

Thu nhập của nhân viên buồng phòng

Thu nhập của nhân viên buồng phòng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm địa điểm làm việc, quy mô và danh tiếng của khách sạn, kinh nghiệm và trình độ của nhân viên, cũng như chính sách phúc lợi của từng khách sạn.

Tuy nhiên, thu nhập trung bình của một nhân viên buồng phòng thường dao động từ 5 – 8 triệu/ tháng. Đây chỉ là một ước lượng và con số thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào các yếu tố khác. Ngoài lương cơ bản, nhân viên buồng phòng cũng có thể nhận được các khoản thưởng, phụ cấp và lợi ích khác như tiền tip từ khách hàng, bảo hiểm y tế, nghỉ phép, và các chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp.

kinh nghiệm làm buồng phòng khách sạn
Thu nhập của nhân viên buồng phòng

Là một trong những vị trí nền tảng tạo “bàn đạp” vững chắc trên nấc thang sự nghiệp nên khi trở thành nhân viên Buồng phòng, bạn sẽ được tôi luyện và trau dồi nghiệp vụ, kỹ năng mềm quan trọng. Với những kinh nghiệm “vàng” làm buồng phòng khách sạn mà Hanami bật mí, hy vọng bạn sẽ ” bỏ túi” cho mình những thông tin hữu ích, từ đó mang lại thành công và tiến bộ trong sự nghiệp của mình.

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả

About The Author

Scroll to Top