Cây mai từ lâu đã trở thành biểu tượng của mùa xuân và Tết Nguyên Đán tại nhiều gia đình Việt Nam. Để cây mai nở hoa đẹp và tươi tốt đúng dịp Tết, việc nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trước và sau Tết là vô cùng quan trọng. Quy trình chăm sóc mai đòi hỏi sự tỉ mỉ, từ việc cắt tỉa, bón phân đến kiểm soát lượng nước, ánh sáng. Cùng Hanami tìm hiểu Bí quyết chọn mai trưng ngày Tết, những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai đúng cách để cây luôn xanh tốt và nở hoa rực rỡ mỗi dịp xuân về nhé.
Những giống hoa mai phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có vô số những loài mai khác nhau được nhập khẩu và nhân giống, mỗi loài mang những đặc tính khác nhau và những nét đẹp riêng. Hanami sẽ tổng hợp những loài hoa phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay và đặc tính của nó, giúp bạn dễ dàng chọn lựa được loài mai ưa thích nhất nhé!
Mai đại lộc
- Cánh hoa dày và to hơn các loài mai khác
- Số lượng cánh nhiều, từ 24-56 cánh
- Lá của giống mai này có màu đỏ hồng và xanh đậm, có hình dáng thuôn dài và bo tròn
- Dễ chăm sóc, ưa đất xốp và giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt
Mai đại lộc thường được ưa chuộng để trưng tết. Là biểu tượng cho sự may mắn, xua đuổi vận xui của năm cũ, đón một khởi đầu mới bình an
Mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy còn được gọi là mai chiếu thổ
- Là một dạng cây bonsai, thân gỗ dễ uốn nắn và tạo kiểu
- Hoa của mai chiếu thủy có màu trắng tinh khiết, mọc thành chùm, có 5 cánh, mùi thơm dễ chịu
- Đặc biệt, sau khi hoa tàn sẽ tạo thành quả, màu đen và có lông mềm màu trắng
Mai chiếu thủy mang lại sự sung túc cho gia chủ. Theo phong thủy, trưng mai chiếu thủy trong nhà có khả năng trấn giữ long mạch, duy trì vượng khí.
Hoa mai đỏ
Hoa mai đỏ thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), xuất xứ từ các vùng Châu Á. Hoa còn có tên gọi khác là Mộc Qua, thường được sử dụng như cây cảnh trong nhà.
- Thân cây cao từ 2-4 mét, lá có hình bầu dục, có màu xanh sáng, đặc biệt lá non mới mọc có màu đỏ
- Mai đỏ cho hoa quanh năm đặc biệt là mùa hè, bông hoa to và mọc thành chùm, có màu đỏ tươi cánh hoa xòe bung rực rỡ
- Mai đỏ có nhiều loại, nhưng đặc trưng nhất là: mai đỏ Trung Quốc, mai đỏ Nhật Bản, mai đỏ Đài Loan, mai đỏ Hàn Quốc,..
Là biểu tượng cho tình yêu và sự gắn kết, mai đỏ thường được trưng bày như cây cảnh hoặc sử dụng cho dịp Tết Nguyên Đán hoặc thờ cúng tưởng nhớ tổ tiên.
Hoa mai cúc
Mai cúc có nguồn gốc từ Bình Định, là loài cây quen thuộc trong các dịp Tết ở miền Nam, được các chủ vườn đánh giá là loài cây lạ và quý hiếm.
- Là ngoài cây thân gỗ chia thành nhiều nhánh, đọt của mai cúc có màu đỏ rất đẹp
- Mai cúc cho hoa màu vàng tươi, cánh mỏng và xếp lại nhiều tầng như hoa cúc, số lượng cánh hoa có thể đạt đến 150 cánh.
Mai tứ quý
Mai tứ quý có nguồn gốc từ Nam Phi. Loài này còn được gọi là nhị độ mai, tức “ mai nở hai lần” đây cũng là nét đặc trưng của mai tứ quý
- Mai tứ quý là thân cây gỗ được ưa chuộng làm cây cảnh trồng bởi cây cho lá xanh quanh năm
- Mai tứ quý Việt Nam sở hữu chiều cao trung bình từ 2-3m, các dòng mai quý hiếm khác đến từ Trung Quốc, Thái Lan có chiều cao lên đến 8m
- Được mệnh danh là “hoa nở hai lần”, điều đặc biệt của mai tứ quý là sau khi 5 cánh hoa vàng ban đầu rụng đi thì 5 đài hoa ( lá đài) màu đỏ sẽ chụm lại ôm lấy nhụy, trông giống một bông hoa mai đỏ
Bí quyết chọn mai trưng ngày Tết
Để chọn ra được một cây mai ưng ý là một việc không hề dễ dàng đối với người mua. Trên thị trường, có rất nhiều loài hoa mai khác nhau, chúng đều đẹp và độc đáo. Hãy tham khảo những bí quyết này để có thể sở hữu cho mình một chậu hoa mai hợp ý.
Nhất đế: “Đế” ở đây là gốc và rễ của cây mai, là bộ phận quyết định sự tươi tốt của cả cây mai.
- Gốc chắc, rễ khỏe giúp thân đứng vững và sống tốt.
- Nên chọn những cây có rễ mọc nổi lên mặt đất nhưng vừa phải và không quá chằng chịt để không trông rối mắt, mất tính thẩm mỹ.
- Gốc phình to hơn thân, có những phần u nần và hốc lõm sâu những đặc tính này cho thấy cây mai đã trải qua những điều kiện khắc nghiệt và vẫn sống tốt.
Nhì thân:
- Với cây tơ: Phần thân phải sở hữu vỏ trơn không bong tróc, tròn trịa, cứng cáp, cây mọc thẳng không vặn vẹo, thân nhỏ hơn gốc, to hơn cành.
- Với cây lâu năm: Thân dáng cổ thụ, cần có độ cong và dễ uốn tạo hình, trên thân có vài hốc lõm và sần sùi
Tam cành: Những yêu cầu tạo nên một cành mai đẹp:
- Cành và nhánh của cây phải vươn dài, có độ tỏa cân đối, không cong và gập xuống dưới
- Cành trên ngọn theo hướng nhỏ dần, cành cuối cùng nên cách gốc khoảng 10-15cm
- Lưu ý: không nên chọn những cây đã có dấu hiệu bị sâu
Tứ nụ
- Không nên chọn những cây có hoa đã nở bung hoặc nụ mới nhú
- Cần chọn những nụ “ bụ bẫm” để có thể nở đúng 3 ngày tết
- Nụ được phân bố đều trên tất cả các cành
- Không nên chọn một cây có quá nhiều nụ vì gốc sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cho cây, sẽ mau tàn hơn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai trước và sau tết
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả