Khi bạn kinh doanh trong ngành khách sạn, việc bạn quan tâm nhất có phải là liệu khách sạn của bạn có hoạt động hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao nhất không? Vậy bạn đã biết gì về ROI chưa? Đây là một chỉ số quan trọng giúp bạn tìm hiểu thêm về tỷ suất sinh lời dựa trên số vốn đầu tư của doanh nghiệp khách sạn và từ đó đánh giá được tình hình phát triển ngắn hạn và dài hạn của khách sạn. Hãy cùng Hanami Hotel Danang tìm hiểu về ROI qua bài viết ROI là gì? Cách tính ROI trong khinh doanh khách sạn.
ROI là gì?
Thuật ngữ ROI là viết tắt của Return on Investment, có nghĩa là lợi tức đầu tư hay là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng phần chi phí đầu tư. Đây cũng là một trong những chỉ số phổ biến của giới tài chính với mục đích là đo lượng tỷ suất hoàn vốn và tỷ lẹ thu hồi vốn đầu tư.
Trong kinh doanh khách sạn, ROI hỗ trợ việc đo lường quảng cáo, chiến dịch tiếp thị vào tổng thể doanh thu của doanh nghiệp. Dựa vào chỉ số này, khách sạn có thể đánh giá được tính hiệu quả của các chiến dịch, lên kế hoạch dự trù ngân sách cho tương lai.
Bên cạnh đó, ở phần chi phí đầu tư, ROI còn dùng để chỉ “chi phí cơ hội” có nghĩa là phần lợi nhuận nhận được cho số vốn đã đầu tư vào công ty hay dự án.
Ý nghĩa của ROI
ROI được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư, có ý nghĩa cụ thể như sau:
Khi tỷ lệ ROI tăng càng cao thì tức là khả năng sinh lời càng cao. Điều này giúp bạn đánh giá được những tiềm năng của ngành mà bạn đang muốn đầu tư.
Xem xét tất cả các khoản đầu tư trước đó có đạt mục tiêu về hiệu suất lợi nhuận hay không? Nên chọn các dự án ROI có chỉ số dương và tránh các dự án ROI âm, thua lỗ và không có sự tăng trưởng mạnh.
Đối với một số dự án đầu tư cần thu hút thì chỉ số sẽ cao nhưng rủi ro cũng sẽ cao hơn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu rõ ràng, kết hợp ROI với các chỉ số tài chính khác để có một cái nhìn khách quan trước khi ra quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, chỉ số này còn được chuyên dùng để đánh giá khả năng trả lãi của doanh nghiệp dựa vào các hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư sẽ đánh giá chỉ số này của doanh nghiệp để lựa chọn và đo lường các tác động về tài chính.
Khi đánh giá một chỉ số ROI, bạn cần xem xét về thời gian mua bán với một khoản đầu tư. Nếu thời gian không đồng nhất thì ROI không có ý nghĩa.
Cách tính ROI trong dịch vụ lưu trú
Công thức tính ROI tùy vào thực tế mà áp dụng cho từng doanh nghiệp kinh doanh ngành khách sạn. Bên cạnh đó, cũng áp dụng cho một số ứng dụng như Airbnb.
Khi số lượng chi quá nhiều mà doanh thu không bù lại, không phát sinh lợi nhuận thì ROI sẽ nhận giá trị âm. Các nhà đầu tư cũng có thể xem xét tính ROI dự kiến để cân nhắc trong các quyết định đầu tư hoặc có thể điều chỉnh để phù hợp.
Công thức tính ROI như sau: ROI (%) = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100%
Cách tính lợi nhuận ròng trong công thức ROI
Công thức: Lợi nhuận ròng= Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư
Trong đó:
Doanh thu dự kiến = Giá phòng 1 đêm x Số lượng phòng x 20 ngày/ tháng x 12 tháng.
- Đây là tỷ lệ kín phòng ở mức trung bình ( khoảng 66%, tương đương với 20 ngày/tháng), vì hoạt động kinh doanh khách sạn chia thành 2 mùa: thấp điểm và cao điểm.
- Trong mùa thấp điểm hoặc các doanh nghiệp mới kinh doanh khách sạn, nên áp dụng chiến lược giảm giá phòng để tăng tỷ lệ đầu phòng và tăng doanh thu dụ kiến.
Chi phí đầu tư
- Đây là các chi phí như mặt bằng, quản lý – nhân sự – cơ sở vật chất – trang thiết bị, điện – nước,… mà cơ sở kinh doanh lưu trú phải trả khi kinh doanh khách sạn.
Ví dụ về tính ROI
Nếu bạn thuê một khách sạn với giá 100 triệu/tháng với 20 căn phòng (chi phí không thay đổi) và khai thác một cách triệt để thì chi phí ngoài lề hết khoảng 15 triệu/tháng. Tỉ lệ kín phòng ở mức 66%.
Tổng chi phí sẽ được tính như sau: 100 + (20*66%) = 113,2 triệu đồng/tháng, khoảng 1.358,4 tỷ đồng/năm.
Mức giá thuê phòng trung bình mà bạn đăng tải trên Airbnb là 500. đồng/đêm, thì doanh thu dự kiến sẽ là: 500.000*20*20 = 200 triệu đồng/tháng, khoảng 2,4 tỷ/năm.
Lợi nhuận ròng tính như sau: Doanh thu – chi phí = 2,4 tỷ – 1.358,4 = 1.041,6 tỷ/ năm.
Lãi suất hoàn vốn = 1.041,6 / 1.358,4 = 76,68 %
Dựa vào doanh thu dự kiến kể trên, bạn có thể căn chỉnh giá phòng vào những mùa thấp điểm và giảm giá từ 20 -40%. Mức giá phòng sẽ thu hút và ưu đãi nhiều khách đạt phòng hơn và tr lệ có thể tăng lên mức 90% nếu công suất phòng được sử dụng tối ưu.
Ví dụ với mức giảm giá phòng là 40% khoảng 300.000 đồng/đêm thì doanh thu hàng tháng sẽ là: 300*20 phòng* 30 ngày *90% = 162 triệu đồng, ít hơn mức doanh thu dự kiến là 18 triệu đồng.
Lợi nhuận lức này sẽ được tính như sau: 162- [100 + (20*90%)] = 44 triệu đồng.
Như vậy bạn sẽ tránh được tình trạng lỗ 18 triệu nếu không giảm giá và 44 triệu tiền lãi dự kiến.
Tính toán tỷ suất ROI thực sự rất quan trọng trọng trong kinh doanh khách sạn và các dịch vụ lưu trú khác. Muốn kinh doanh khách sạn đạt hiệu quả tốt nhát nên học về cách tính toán ROI là gì? Cách tính ROI trong kinh doanh khách sạn. Hanami hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo.
Về tác giả:
Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả