6 Bước Xây Dựng Chiến Lược Phân Phối Hiệu Quả Cho Khách Sạn

6 bước xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả cho khách sạn

Khi khách hàng lên kế hoạch đi du lịch, họ thường sẽ lên Internet để tìm kiếm những thông tin về địa điểm, nơi lưu trú, giải trí gần địa điểm đó. Nếu khách sạn của bạn xuất hiện với tần suất lớn  trên các kênh phân phối thì khả năng được khách hàng chọn sẽ càng cao. Chính vì vậy, bạn cần biết về 6 bước xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả cho khách sạn. Theo dõi bài viết dưới đây của Hanami Hotel Danang để tìm hiểu nhé!

Chiến lược phân phối là gì?

Chiến lược phân phối được hiệu là hệ thống các kế hoạch. quy trình được xây dựng để vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ  các nhà cung cấp đến tay người sử dụng. Đây là một trong bốn yếu tố quan trọng của marketing và có vai trọ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

6 bước xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả cho khách sạn
Kênh phân phối

Vì sao khách sạn cần xây dựng chiến lược phân phối?

Một số lý do khách sạn cần xây dựng chiến lược phân phối:

  • Nếu không có một chiến lược phân phối chuyên nghiệp , chi tiết thì những kế hoạch đặt ra sẽ mơ hồ, thậm chí bị đảo lộn trong nội bộ. Đến khi đưa những kế hoạch, chiến lược mới ra thị trường sẽ gây xung đột giữa các kênh.
  • Nếu không xây dựng chiến lược phân phối sẽ làm tăng cao chi phí cơ hội, khi khách hàng tiềm năng muốn kết nối nhưng lại không được đáp ứng bằng những mô hình chính sách rõ ràng và hợp lý.

6 bước xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả cho khách sạn

Chọn đúng kênh phân phối

Đối với kinh doanh khách sạn, việc chọn kênh phân phối rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của khách sạn. Lựa cho kênh hợp lý sẽ giúp khách sạn tối ưu hóa doanh thu.

Đại lý du lịch trực tuyến ( OTAs)

6 bước xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả cho khách sạn
Một số đại lý trực tuyến

Như chúng ta đã biết, OTAs là những kênh trung gian kết nối khách hàng với khách sạn. Nó cho phép khách hàng xem qua các  dịch vụ lưu trú của một điểm đến và tính phí hoa hồng cho một lần đặt phòng thành công. Hãy cân nhắc và chọn những kênh OTAs phù hợp với khách sạn của bạn và đều quan trọng nhất phải thống nhất giá giữa các kênh OTAs để không gây hoang mang cho khách hàng.

Các kênh trực tiếp

Các kênh này cho phép khách hàng đặt phòng trực tiếp trong hệ thống của khách sạn, ví dụ như website, facebook, zalo, email hay số điện thoại của khách sạn. Vì đây là hình thức khách hàng trực tiếp tìm tới khách hàng nên không qua trung gian và khách sạn có thể thu lợi nhuận cao hơn.

Kênh phân phối GDS

Một số hệ thông phân phối toàn cầu như Amadeus và Sabre được nhiều công ty lữ hành tin tưởng và chọn sử dụng để xem thông tin và đặt các khách sạn, chuyến bay, du thuyền,… Cũng như OTA, các đại lý sẽ trả phí hoa hồng khi đặt phòng thành công.

Xem thêm  Hướng dẫn đăng ký bán phòng trên Mytour
6 bước xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả cho khách sạn
Một số kênh phân phối hiện nay

Kênh bán buôn

Các nhà bán buôn và ngân hàng trải giường như Hotelbeds và TUI đặt trước các phối phòng với số lượng lớn và bán lại chúng thông qua các kênh OTA, đại lý du lịch. Thay vì phải trả phí hoa hồng, khách sạn có thể cung cấp một mức giá cạnh tranh hoặc mức giá bán buôn thấp hơn so với mức bán lẻ.

Nền tảng Metasearch

Một số nền tảng Metasearch như Tripadvisor, Trivago, Google Hotels,.. hiển thị mức giá và tình trạng đặt phòng khách sạn từ nhiều nguồn khác nhau, điều này cho phép khách du lịch phải nhấp vào công cụ đặt phòng của khách sạn,  biến các kênh này trở thành nguồn có giá trị. Tuy nhiên, khách sạn cần trả phí cho mỗi lần nhấp chuột.

Một số kênh khác

Các kênh phân phối khác cho phép các khách sạn bao gồm: đơn vị tổ chức, quản lý địa điểm du lịch (DMO), tổng đài du lịch, mạng xã hội, các kênh  mạng xã hội Google Hotel, Ads,..

Xác định rõ thị trường mục tiêu

Dù cho khách sạn cần đăng kí bán phòng trên nhiều kênh phân phối để có thể tối đa hóa khả năng hiển thị, nhưng không có nghĩa là phải xuất hiện trên càng nhiều kênh càng tốt. Thay vào đó, hãy tập trung vào những kênh phổ biến nhất đối với khách hàng mục tiêu.

 xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả cho khách sạn
Mục tiêu là đối tượng quan trọng

Điều đầu tiên, hãy xác định nhóm khách hàng lý tưởng – đây là nhóm có khả năng tạo ra nguồn doanh thu lớn nhất cho khách sạn. Nên tìm hiểu cụ thể về khách hàng, ví dụ như đổ tuổi, nơi sống, đối tượng du lịch,..

Đặt giá phòng khách sạn và các chương trình khuyến mãi

Việc khách sạn cần làm tiếp theo là xác định mức giá trên các kênh phân phối của mình. Thay vì bán phòng với các mức giá khác nhau trên các kênh khác nhau, khách sạn nên duy trì một mức giá tương đương, đảm bảo mức giá giống nhau trên các kênh phân phối. Giá đủ cao để bao gồm hoa hồng và phí trong khi vẫn tạo ra lợi nhuận.

chiến lược phân phối hiệu quả cho khách sạn
Giảm giá

Thay vì chỉ chọn ra những phòng rẻ nhất, hãy cho thấy sự đa dạng về sản phẩm và giá để thu hút nhiều khác hàng tiềm năng. Chẳng hạn như các gói ưu dãi, các phòng suite lớn, chính sách giá, chính sách hoàn tiền,…

Để có thể tối đa hóa doanh thu, hãy thực hiện các chiến lược điều chỉnh giá một cách linh hoạt. Điều chỉnh giá dựa vào các ngày lễ lớn, các sự kiện, công suất thuê,…

Tối ưu hóa các kênh phân phối

Tối ưu hóa kênh phân phối có nghĩa là phải đảm bảo khách sạn chia sẻ tất cả thông tin mà khách du lịch quan tâm để thuyết phục được họ đặt phòng. Điều này bao gồm nhiều yếu tố như ảnh chất lượng cao, mô tả hấp dẫn và đầy đủ thông tin về vị trí, dịch vụ và các tính năng khác để thu hút khách hàng mục tiêu. Hãy đảm bảo luôn cập nhật thông tin trên tất cả các kênh.

Xem thêm  Resort là gì? Các thủ tục và điều kiện kinh doanh Resort từ A-Z

Hãy nhớ rằng đánh giá và xếp hạng của khách du lịch có thể có tác động lớn đến khả năng hiển thị và chuyển đổi trên các kênh phân phối. Đảm bảo theo dõi và phản hồi các bài đánh giá và khắc phục sự cố và cải thiện xếp hạng của bạn.

 chiến lược phân phối
Nên tối ưu hóa các kênh

Để đẩy mạnh việc sinh lời từ đặt phường, trang web của bạn phải dễ truy cập, không bị chậm, được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm và thiết bị di động, đồng thời có công cụ đặt phòng tích hợp.

Ngoài ra khách sạn nên thêm thêm tiện ích trò chuyện trực tiếp trên web để trả lời các câu hỏi của khách du lịch trong quá trình đặt phòng cùng những thông tin khác liên quan đến chuyến đi và điểm đến. Đối với khách khách tại quầy hay qua điện thoại, email và tin nhắn, những khách liên hệ trực tiếp – đừng từ chối họ! Hãy đảm bảo rằng nhân viên trả lời họ kịp thời và đủ những thông tin cần thiết..

Theo dõi giá thị trường

Sau khi đã kích hoạt các kênh đặt phòng trực tuyến của mình, khách sạn sẽ muốn theo dõi chặt chẽ hiệu suất hoạt động của các kênh. Để hiểu những lượt đặt phòng nào mang lại lợi nhuận cao nhất, hãy tính toán chi phí trên mỗi kênh, bao gồm hoa hồng, phí giá mỗi nhấp chuột, phí giao dịch và các chi phí khác.

Đối với các kênh trực tiếp, hãy ước tính chi phí tiếp thị, công nghệ, chương trình khách hàng thân thiết và phí công cụ đặt phòng.

Lưu ý rằng chi phí khách hàng có thể tăng theo thời gian, vì vậy hãy kiểm tra thường xuyên và chuyển nguồn lực sang các kênh đặt phòng có lợi nhất.

Tích hợp công cụ quản lý doanh thu

Quản lý nhiều kênh phân phối có thể tốn nhiều thời gian và phức tạp. Nhưng hiện nay, có một số công cụ phần mềm quản lý tài sản giúp chủ khách sạn tiết kiệm thời gian và nâng cao kết quả bằng cách tự động hóa nhiều tác vụ.

Kết

Hy vọng bài viết của Hanami đã giúp bạn có thêm thông tin về 6 bước xây dựng chiến lược phân phối hiệu quả cho khách sạn và áp dụng hiệu quả cho khách sạn của mình. Chúc  bạn một ngày mới tốt lành!

 

 

Về tác giả:

Chúng tôi không kiếm lợi nhuận từ nội dung đăng tải. Các bài viết đều được biên soạn và kiểm duyệt bởi đội ngũ tác giả và biên tập viên của công ty TNHH du lịch khách sạn Hana. Xem thêm: về tác giả

About The Author

Scroll to Top